• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Guidelines điều trị tiểu đường/Guideline IWGDF: Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bàn chân đái tháo đường 2019
Guideline IWGDF hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường

Guideline IWGDF: Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bàn chân đái tháo đường 2019

Guideline IWGDF : Nhóm Chuyên Trách Bàn Chân Đái tháo đường thế giới – IWGDF (The International working Group on the Diabetic Foot) đã đưa ra các hướng dẫn về phòng ngừa và điều trị bệnh lý bàn chân đái tháo đường từ năm 1999. Năm 2019, IWGDF – The International Working Group on the Diabetic Foot– đã cập nhật guidelines hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bàn chân đái tháo đường.

Nội dung Ẩn
1 Hướng dẫn điều trị bàn chân đái tháo đường của IWGDF , bản dịch tiếng Việt
2 Bệnh lý bàn chân đái tháo đường
3 Sinh lý bệnh bàn chân đái tháo đường
3.1 Guideline IWGDF

Hướng dẫn điều trị bàn chân đái tháo đường của IWGDF , bản dịch tiếng Việt

Guideline IWGDF gồm 8 chương, trong đó có những chương dưới đây là quan trọng:

  • Phòng ngừa loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Giảm áp lực loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Chẩn đoán, tiên lượng và kiểm soát bệnh động mạch ngoại biên ở bệnh nhân loét chân và đái tháo đường
  • Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Can thiệp để tăng cường chữa lành vết loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Phân loại loét chân do đái tháo đường

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đái tháo đường.

Đây là nguyên nhân gây đau đớn cũng như gánh nặng tài chính cho bệnh nhân, gia đình, nền y tế và xã hội nói chung.

Để phòng ngừa và điều trị các biến chứng liên quan đến bàn chân đái tháo đường cần phối hợp giữa giáo dục bệnh nhân và nhân viên y tế, điều trị phối hợp đa chuyên khoa.

Sinh lý bệnh bàn chân đái tháo đường

Mặc dù tỷ lệ mắc phải và các loại bệnh lý bàn chân đái tháo đường có sự khác nhau ở các vùng miền trên thế giới, nhưng cơ chế dẫn đến loét bàn chân là giống nhau ở hầu hết bệnh nhân.

Loét bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường có đồng thời hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ, trong đó bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và bệnh động mạch ngoại biên thường đóng vai trò quan trọng.

Biến chứng thần kinh dẫn đến mất cảm giác tại bàn chân và đôi khi bị biến dạng bàn chân, thường gây ra áp lực tỳ đè bất thường lên các điểm ở bàn chân, tạo nên những cục chai. Ở những bệnh nhân có biến chứng thần kinh, chỉ cần chấn thương nhẹ (ví dụ, do cỡ giày không phù hợp, chấn thương cơ học hoặc tổn thương do nhiệt) đã có thể dẫn đến loét bàn chân.

Dù nguyên nhân chính gây loét là gì thì việc bệnh nhân tiếp tục vận động với bàn chân mất cảm giác cũng gây ảnh hưởng đến tiến trình lành vết thương.

Guideline IWGDF

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
24/03/2023

Categories: Guidelines điều trị tiểu đườngTags: Bàn chân đái tháo đường

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com