• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Thời điểm tiêm insulin trong ngày
Các thời điểm tiêm insulin trong ngày

Thời điểm tiêm insulin trong ngày

Thời điểm tiêm insulin tùy thuộc vào loại insulin mà bạn đang sử dụng

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi Bác sĩ của bạn để được hướng dẫn chi tiết.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email
Nội dung Ẩn
1 Thời điểm tiêm insulin người ( human insulin):
2 Thời điểm tiêm insulin analog
2.1 Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn:
2.2 Insulin analog trộn
2.2.1 Insulin Novomix
2.2.2 Insulin Humalog
2.3 Thời điểm tiêm Insulin analog tác dụng kéo dài
2.3.1 Thời điểm tiêm insulin Lantus
3 Thời điểm tiêm insulin analog Degludeg

Thời điểm tiêm insulin người ( human insulin):

Insulin human bao gồm insulin tác dụng nhanh (Regular), hay insulin tác dụng trung bình (NPH) hay loại insulin trộn 2 thuốc này ( Mixtard).

Các loại insulin người ( human insulin ) bắt đầu tác dụng sau khi tiêm 15 -30 phút.

Do vậy, bạn nên tiêm trước ăn 15 -30 phút.

Mixtard bắt đầu tác dụng sau 15 – 30 phút, do vậy thuốc sẽ bắt đầu giảm đường huyết khi chúng ta bắt đầu ăn.

Tiêm đúng thời điểm sẽ giúp kiểm soát đường sau ăn tốt hơn và tránh gây hạ đường huyết.

Thời điểm tiêm insulin analog

Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn:

Insulin analog là loại insulin mới. Trong đó các insulin analog tác dụng nhanh ngắn bắt đầu tác dụng rất nhanh sau khi tiêm, chỉ 5 phút.

Do vậy các loại insulin này phải chích ngay trước khi bắt đầu ăn.

Thời điểm tiêm insulin analog tác dụng nhanh ngắn:

  • Lispro: Humalog
  • Glulisine: Apidra
  • Aspart: Novorapid
Insulin tác dụng nhanh, ngắn

Insulin analog trộn

Insulin analog trộn 2 thành phần với tỷ lệ khác nhau: tác dụng nhanh và tác dụng chậm, sẽ có 2 phage hạ đường huyết: nhanh và kéo dài.

Insulin Novomix

Bút tiêm insulin Novomix
Insulin Novomix

Novomix sẽ trộn 30% là insulin analog tác dụng nhanh Aspart với 70% insulin Aspart gắn với Protamine

Khi đó 30% Aspart insulin sẽ tác dụng ngay sau tiêm 5 phút, còn 70% Aspart insulin khi gắn kết với Protamine sẽ có tác dụng chậm hơn và kéo dài hơn.

Insulin Humalog

Insulin Humalog có 2 loại: 50/50 và 75/25

Loại Insulin Humalog 50/50 sẽ có tỉ lệ 50% là insulin tác dụng nhanh ngắn Lispro và 50% còn lại là Lispro gắn với Protamin.

Humalog 75/25 có 25% Insulin Lispro và 75% Lispro gắn với protamine.

Các loại thuốc này nên tiêm ngay trước khi ăn, hoặc trước ăn khoảng 5 phút.

Nếu trước ăn bạn quên tiêm, ngay khi đang ăn hay vừa ăn xong có thể lấy bút ra tiêm.

Thời điểm tiêm Insulin analog tác dụng kéo dài

  • Glargin: Lantus
  • Degludec: Tresiba

Các loại insulin analog có thời gian kéo dài từ 24 tới 42 giờ tùy loại.

Những loại thuốc này có thể tiêm bất cứ lúc nào trong ngày.

Thời điểm tiêm insulin Lantus

Lantus là Insulin Glargin có tác dụng kéo dài 24 giờ, bạn muốn tiêm bất cứ thời điểm nào đều được, không cần quan tâm tới thời điểm trước hay sau ăn.

Tuy nhiên, bạn nên chọn một thời điểm tiêm cố định trong ngày.

Ví dụ: đã chọn tiêm buổi sáng, tất cả các ngày đều tiêm buổi sáng. Tránh trường hợp: hôm nay tiêm buổi sáng, ngày mai lại tiêm buổi chiều…

Insulin degludeg Tresiba
Insulin Degludeg – Tresiba

Thời điểm tiêm insulin analog Degludeg

Insulin degludeg có tác dụng kéo dài tới 42 giờ, do đó có thời điểm tiêm rất linh hoạt.

Có thể tiêm bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần nhớ tiêm trước hay sau ăn.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
02/02/2021

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Bệnh thần kinh tự chủ do tiểu đường

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường là biến chứng thần kinh xảy ra do đường huyết tăng cao tác …

Nội dung bài viết vềBệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy

Hội chứng đái tháo đường đơn gen

HỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

Hội chứng đái tháo đường đơn gen - Monogenic Diabetes Syndromes - là bệnh đái tháo đường do các rối …

Nội dung bài viết vềHỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

Biến chứng của tăng đường huyết cấp

Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, xuất hiện các triệu chứng tăng đường …

Nội dung bài viết vềCác triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm

Bệnh đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường phụ thuộc insulin

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

Bệnh đái tháo đường type 1 hay tiểu đường type 1 chiếm tỉ lệ khoảng 5 -10%, thường do cơ chế tự miễn …

Nội dung bài viết vềĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com