• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2/Thuốc uống điều trị tiểu đường: Repaglinide
Thuốc tiểu đường Repaglinide

Thuốc uống điều trị tiểu đường: Repaglinide

Thuốc repaglinide hiện nay ít được sử dụng, thuốc hạ đường huyết sau ăn nhẹ.

Nội dung Ẩn
1 Tên thương mại của Repaglinide:
2 Chống chỉ định nhóm Glinide
3 Phối hợp thuốc giữa Repaglinid và các nhóm khác
3.1 Trước khi sử dụng Repaglinide:
4 Tương tác thuốc
5 Tác dụng phụ
6 Cách uống thuốc Repaglinide
7 Bảo quản thuốc

Tên thương mại của Repaglinide:

Novonorm, Reglinide hàm lượng 0,5mg, 1mg, 2mg

Repaglinide là nhóm thuốc tương tự với nhóm sulphonylureas (ví dụ: Gliclazide, Glipizide) ở chỗ: nó kích thích các tế bào beta của tuyến tụy để phóng thích thêm insulin.

Tuy nhiên, không giống như sulphonylureas, thuốc glinide phải được uống trước mỗi bữa ăn.

Thuốc có thời gian hoạt động ngắn, có tác dụng giảm đường huyết sau bữa ăn.

Repaglinide không có tác dụng trong đái tháo đường ( tiểu đường ) type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin), bởi vì trong bệnh lý này: tuyến tụy không có khả năng sản xuất hoặc phóng thích insulin.

Repaglinide được sử dụng để làm giảm nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Được kê toa khi chế độ ăn uống và tập thể dục không ổn định được đường huyết, đặc biệt trong những trường hợp đường huyết sau ăn tăng cao.

Thuốc có thời gian hoạt động ngắn nên rất thích hợp cho những bệnh nhân suy thận.

Chống chỉ định nhóm Glinide

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong Repaglinide
  • Bạn bị bệnh đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin), hoặc có nồng độ ceton trong máu cao do bệnh đái tháo đường
  • Đang uống gemfibrozil

Phối hợp thuốc giữa Repaglinid và các nhóm khác

Thuốc có thể được kết hợp với các nhóm thuốc khác như Metformin, Pioglitazone.

Không nên kết hợp với bất kỳ sulphonylureas nào, như Gliclazide, Glipizide hoặc Glimepiride .

Trước khi sử dụng Repaglinide:

Lưu ý:

Một số bệnh nội khoa có thể tương tác với nhóm Glinide. Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh nội khoa nào đi kèm, đặc biệt là nếu có các tình huống sau:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định mang thai, hoặc đang cho con bú
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa, thuốc không kê toa, thảo dược thực phẩm bổ sung
  • Nếu bạn có dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
  • Nếu bạn có tiền căn nhiễm toan, bệnh thận, hoặc bệnh gan

Tương tác thuốc

Một số thuốc có thể tương tác với Repaglinide. Báo với bác sỹ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Rifampin bởi vì nó có thể làm giảm tác dụng của Repaglinide
  • Chẹn beta (ví dụ, propranolol), gemfibrozil, imidazoles (ví dụ, ketoconazol), macrolide và ketolides (ví dụ, erythromycin, azithromycin),chất ức chế monoamine oxidase (MAO) (ví dụ, phenelzine), quinolones (ví dụ như ciprofloxacin), hay các thuốc salicylat (ví dụ, aspirin) vì nguy cơ tác dụng phụ có thể tăng lên, ví dụ như hạ đường huyết
  • Insulin vì nó có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Repaglinide

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể bao gồm:

Đau lưng, viêm phế quản, đau ngực, táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, khó tiêu, đau khớp, hạ đườnghuyết, viêm mũi, buồn nôn, viêm xoang, ngứa da, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiết niệu, nôn

Cách uống thuốc Repaglinide

Thuốc chỉ uống khi ăn, nếu không ăn thì không uống thuốc

Thuốc cần được uống ngay trước mỗi bữa ăn.

Bạn có thể uống trước khi ăn 30 phút hay đợi đến khi bắt đầu bữa ăn, tốt nhât là trước ăn 15 phút.

Bạn có thể uống Repaglinide 2, 3, hay 4 lần một ngày, tùy thuộc vào số lượng các bữa ăn.

Nếu không ăn, bạn không cần uống thuốc này.

Bảo quản thuốc

Lưu trữ ở nhiệt độ phòng tránh độ ẩm, nên để trong một hộp đậy kín.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
17/10/2022

Categories: Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Tầm soát phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường

Tầm soát phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Tầm soát nhằm phát hiện sớm tiểu đường ở người có yếu tố nguy cơ cao. Tại sao phải tầm soát để …

Nội dung bài viết vềTầm soát phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Nghiệm pháp dung nạp Glucose 75gr bằng đường uống

Nghiệm pháp dung nạp glucose 75gr bằng đường uống

Một trong tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường là thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75gr đường …

Nội dung bài viết vềNghiệm pháp dung nạp glucose 75gr bằng đường uống

Hướng dẫn cách tiêm insulin

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin thế hệ mới

Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng bút tiêm insulin. Bài viết có 2 phần để bạn có thể lựa chọn:– Phần …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin thế hệ mới

Khuyến cáo điều trị đái tháo đường của ADA = Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2025

Cập nhật Guidelines ADA 2025: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Như thường lệ, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường từ đầu năm. …

Nội dung bài viết vềCập nhật Guidelines ADA 2025: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com