Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là nhóm các rối loạn về thần kinh ngoại biên có biểu hiện lâm sàng đa dạng.
Những đặc điểm của bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường:
- 1. Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là chẩn đoán loại trừ. Bệnh thần kinh ngoại biên không phải do đái tháo đường cũng có thể xuất hiện trên người bệnh đái tháo đường và có thể điều trị được.
- 2. Tới 50% bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có thể không có triệu chứng. Nếu không được phát hiện và phòng ngừa, những bệnh nhân đái tháo đường này có nguy cơ cao loét chân và bị chấn thương, đoạn chi.
- 3. Nhận diện và điều trị biến chứng thần kinh tự chủ giúp cải thiện triệu chứng, giảm các di chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu để đảo ngược tổn thương thần kinh.
Kiểm soát đường huyết hiệu quả giúp ngăn chặn bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường – Peripheral neuropathy (DPN) và bệnh thần kinh tim mac tự chủ – Cardiovascular autonomic neuropathy (CAN) ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và có thể làm chậm tiến triển ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Điều trị những yếu tố nguy cơ có thể điều trị được như lipid máu, huyết áp có thể giúp ngăn chặn tiến triển bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và cả type 1.
Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 từ 5 năm trở lên và tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 đều được đánh giá bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường bằng cách khai thác bệnh sử và thực hiện các test đơn giản để đánh giá.
Các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên rất đa dạng tùy theo các nhóm sợi thần kinh cảm giác nào bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng xuất hiện sớm thường gặp liên quan đến sợi thần kinh nhỏ, bao gồm đau và dị cảm ( cảm giác khó chịu, nóng rát, châm chích…).
Các triệu chứng liên quan đến sợi thần kinh lớn như tê, mất cảm giác bảo vệ. Mất cảm giác bảo vệ là yếu tố nguy cơ cao gây loét chân.
Các triệu chứng thường xuất hiện đối xứng, cả 2 bên chân, vị trí thường chỉ lên tới cổ chân. Các triệu chứng thường tăng nhiều về đêm, giảm khi đi lại.
Các test giúp chẩn đoán
Các test thực hiện trên lâm sàng sau được sử dụng để đánh giá chức năng các nhóm sợi thần kinh:
- 1. Đánh giá chức năng sợi thần kinh nhỏ: cảm giác nhiệt và cảm giác kim châm (pinprick sensation).
- 2. Đánh giá chức năng sợi thần kinh lớn: phản xạ phần xa chi dưới, tiếp nhận cảm giác rung, và 10-g monofilament.
- 3. Đánh giá cảm giác bảo vệ: 10-g monofilament.
Các test này chỉ để tầm soát trên những bệnh nhân có rối loạn chức năng chứ không giúp tiên lượng nguy cơ của các biến chứng.
Đo điện sinh lý hiếm khi cần thiết, ngoại trừ các tình huống lâm sàng không rõ ràng và chẩn đoán chưa chắc chắn.
Tất cả bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thần kinh ngoại biên cần loại trừ những nguyên nhân gây bệnh thần kinh khác: độc chất ( ví dụ, rượu), thuốc hay hoa 1chat61 gây độc thần kinh (hóa trị), thiếu vitamin B12, suy giáp, bệnh thận mạn, ác tính ( vd, đa u tủy, carcinoma phế quản…), nhiễm trùng (vd, HIV), bệnh thần kinh hủy myelin mạn tính, những bệnh thần kinh di truyền, và viêm mạch máu.)
Điều trị
Khuyến cáo ADA 2024:
Tối ưu kiểm soát đường huyết để ngăn chặn và trì hoãn tiến triển của bệnh thần kinh trên bệnh nhân đái tháo đường type 1 và chậm tiến triển ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Kiểm soát huyết áp và lipid máu để hạn chế nguy cơ bị bệnh thần kinh do đái tháo đường. B
Đánh giá và điều trị đau do bệnh thần kinh đái tháo đường và điều trị triệu chứng cho bệnh thần kinh tự chủ để cải thiện chất lượng sống.
Các nhóm thuốc: Gabapentinoids, serotonin norepinephrine reuptake inhibitors, nhóm chống trầm cảm ba vòng và ức chế kênh Natri được khuyến cáo khởi trị giảm đau do bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.
Điều trị đau thần kinh
Đau do bệnh thần kinh ngoại biên có thể rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giới hạn vận động và góp phần gây trầm cảm và rối loạn.
Nguồn: American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline: Developing a Diabetes Mellitus Comprehensive Care – Plan 2022 Update.
Hiện tại, Pregabalin và Duloxetine là những nhóm thuốc được chấp thuận trong giảm đau thần kinh ngoại biên cho bệnh nhân đái tháo đường.
Capsaicin 8% dán ngoài da giúp mất cảm giác và giảm đau tạm thời.
Nhóm ức chế kênh Natri – Sodium Channel Blockers.
Bao gồm lamotrigine, lacosamide, carbamazepine, oxcarbazepine, và valproic acid.
Các nhóm opioid, tapentadol, được chấp thuận trong điều trị ở Mỹ và Canada nhưng bằng chứng không rõ ràng. Nhóm thuốc này gây nghiện do vậy việc sử dụng lâu dài nên cân nhắc.
Nhóm kháng viêm Non-steroid
Nên tránh sử dụng nhóm kháng viêm non- steroid cho bệnh nhân đái tháo đường vì nguy cơ suy thận tăng.
Miếng dán Lidocaine 5%
Ít hiệu quả. Có thể sử dụng vào ban đêm để giảm bớt triệu chứng dị cảm.
Miếng dán Lidocain khôn nên sử dụng quá 12 giờ mỗi ngày.
a-Lipoic Acid
Thuốc có hiệu quả và nên cân nhắc thêm vào điều trị giảm đau thần kinh do đái tháo đường.
Tập thể dục thường xuyên, tập bài tập tăng sức mạnh cơ và bài tập giúp thăng bằng, giảm lối sống thụ động, thay đổi chế độ ăn theo hướng: giảm calo và tăng thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chất béo đa, bão hòa đã được chứng minh có kết quả tích cực cho bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bao gồm cả giảm đau.
Phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường
Bệnh nhân có thể phòng ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh thần kinh do đái tháo đường bằng cách giữ đường huyết trong giới hạn cho phép, chăm sóc chân và thay đổi lối sống.
Kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu
Kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu là chìa khóa quan trọng giúp điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường.
Mục tiêu đường huyết:
- Đường huyết trước ăn : 90 tới 130 mg/dL (5 tới 7 mmol/L)
- Đường huyết 2 giờ sau ăn : <180 mg/dL (10 mmol/L)
- Hemoglobin A1C < 7%
Kiểm soát huyết áp < 130/80 mmHg và kiểm soát các chỉ số lipid máu.
Ngưng thuốc lá
Bệnh nhân đái tháo đường hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ bị tai biến và nhồi máu cơ tim gấp 2 lần so với bệnh nhân ĐTĐ không hút thuốc . Đồng thời tuần hoàn chân cũng bị ảnh hưởng.
Chăm sóc chân trên bệnh nhân có biến chứng thần kinh tiểu đường
Để bảo vệ chân tránh biến chứng trầm trọng cần :
- Kiểm tra chân mỗi ngày giúp phát hiện loét chân sớm .
Nếu bệnh nhân không thấy được lòng bàn chân, cần dùng tấm kiếng hay nhờ người thân kiểm tra chân. Tìm những vùng sưng phồng, bóng nước, vết thương, đỏ …
- Giữ chân sạch sẽ và khô ráo
- Rửa chân mỗi ngày với nước ấm.
Nếu bàn chân không cảm nhân được nhiệt độ , thử độ nóng của nước bằng cách chạm khăn thấm nước vào vùng khác cơ thể như cổ tay, hoặc dùng khuỷu tay để thử.
- Lau khô chân nhẹ nhàng. Việc chà xát có thể gây trầy xướt da . Lau khô các kẻ chân và thoa dung dịch làm ẩm da nếu da khô.
- Cắt móng cẩn thận . Cắt móng theo đường thẳng và dũa góc cạnh cẩn thận. Không nên cắt khóe chân quá sâu.
- Dũa cục chai. Dùng đá bọt hay dũa móng tay để dũa cục chai hay có thể phẩu thuật để cắt bỏ, tuy nhiên bệnh nhân không tự ý cắt cục chai.
- Mang vớ sạch và khô . Nên mang vớ cotton dù đi trong nhà .
- Mang giày vừa chân . Luôn mang giày vừa chân để bảo vệ bàn chân tránh bị thương. Nên mua giày vào buổi chiều vì khi đó bàn chân sẽ to hôn so với buổi sáng
Nguồn:
Retinopathy, Neuropathy, and Foot Care: Standards of Care in Diabetes—2024
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.