Bệnh nhân tiểu đường ăn gì? Ăn như thế nào ? Với phương pháp đĩa thức ăn – Plate Method sẽ giúp người bệnh tuân thủ ăn uống dễ dàng và thuận tiện, là cách đơn giản để tạo ra bữa thức ăn đủ dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết.
Các điểm cơ bản nhất trong tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường, đái tháo đường là:
- 1- Ăn bao nhiêu lần mỗi ngày ?
- 2- Mỗi lần ăn như thế nào?
- 3- Ăn thức ăn nào ít tăng đường huyết?
Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu lần mỗi ngày?
Sai lầm nghiêm trọng nhất mà người bệnh tiểu đường đang được hướng dẫn sai: chia nhỏ bữa ăn.
Chia nhỏ bữa ăn sẽ làm đường huyết sau ăn tăng nhiều lần, tương ứng ứng số lần bệnh nhân ăn vào. Mà đường huyết sau ăn góp phần gây các biến liên quan mạch máu lớn và nhỏ.
Khuyến cáo: Chỉ nên ăn 3 lần một ngày.
Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường ăn gì và ăn như thế nào?
Phương pháp đĩa thức ăn là cách đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
Bằng cách thực hiện phương pháp đĩa thức ăn, bạn có thể tạo ra bữa ăn cân bằng giữa các thành phần: rau xanh, protein và carbohydrate mà không cần phải tính toán từng calories.
Ăn theo phương pháp đĩa thức ăn ( Plate Method )
Mỗi bữa người bệnh ăn một đĩa thức ăn, được chia theo hướng dẫn sau:
4 Bước đơn giản tạo nên đĩa thức ăn cho người tiểu đường
Dùng một đĩa chứa thức ăn có đường kính 20 cm – là đĩa mà chúng ta thường đĩa ăn cơm ở tiệm
Bước 1: Chia đĩa làm đôi và 1/2 đĩa chứa rau củ
Các loại rau củ chứa ít carbohydrate vì vậy không làm tăng đường nhiều.
Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là những thành phần quan trọng để tạo nên bữa ăn khỏe mạnh.
Rau củ không hạn chế cho bệnh nhân tiểu đường, do vậy nên tăng cường hóm thực phẩm này.
Rau củ còn có tác dụng giảm đường huyết sau ăn cho người bệnh tiểu đường.
Note: Nhóm khoai: khoai lang, khoai tây, khoai mỡ…không thuộc nhóm rau củ ít tinh bột này.
Các loại rau củ ít tinh bột mà bạn có thể tham khảo
- Măng tây
- Bông cải xanh hoặc súp lơ trắng
- Bắp cải
- Cà rốt
- Rau cần tây
- Quả dưa chuột
- Cà tím
- Các loại rau xanh nhiều lá như cải xoăn, cải thìa, cải bẹ xanh
- Nấm
- Đậu bắp Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tuyết
- Ớt: như ớt chuông và ớt cay
- Rau xanh như rau diếp, rau bina…
- Các loại họ Bí như bí xanh, bí vàng, su su, bí Cà chua…
Bước 2: Thịt cá được chia vào 1/4 đĩa
1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: trong đó 1/4 đĩa còn lại chứa thịt, cá, trứng….
Thực phẩm chứa nhiều protein như cá, gà, thị bò nạc, sản phẩm từ đậu nành và bơ đều được xem là nhóm ” thực phẩm nhiều protein”.
Thực phẩm nhiều protein, đặc biệt có nguồn gốc từ động vật) thường có nhiều mỡ bão hòa, làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Hãy nhớ rằng, nhiều loại thực ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật như đậu, rau, đậu nành…
Các nhóm thực phẩm nhiều protein:
- Gà, gà tây và trứng
- Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi, hoặc cá kiếm.
- Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, trai hoặc tôm hùm.
- Thịt bò nạc như sườn, hoặc thăn.
- Thịt lợn nạc như thịt thăn hoặc thăn lưng.
- Thịt nạc nguội Phô mai và phô mai tươi.
- Nguồn protein từ thực vật: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chứa nhiều protein Các loại hạt và bơ hạt Đậu phụ ( đậu hủ )
Bước 3: Nhóm thực phẩm tinh bột được chia vào 1/4 đĩa còn lại
Các nhóm thực phẩm nhiều carbohydrate bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, nhóm rau củ nhiều tinh bột ( như các loại khoai), hạt, trái cây, sữa , sữa chua.
Đây là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều nhất, là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.
Chỉ cần bạn giữ nhóm thực phẩm này trong 1/4 đĩa thức ăn thì việc tăng đường huyết sau ăn sẽ không đáng lo.
Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate:
Thức ăn chế biến từ gạo, nếp
Thức ăn được làm từ bột
Nhóm khoai: khoai lang, khoai mì, khoai tây, khoai mỡ…
Trái cây
Sữa
Bước 4: Chọn nước uống: nước lọc hay nước ít năng lượng
Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì nó không chưa năng lượng hay carbohydrate, do vậy không tác động đến mức đường huyết.
Các lựa chọn thức uống không hoặc ít calo khác bao gồm:
Trà không đường (nóng hoặc đá)
Cà phê không đường (nóng hoặc đá)
Soda hoặc các loại nước uống dành cho người ăn kiêng: Diet soda
Hình ảnh minh hoạ Phương pháp đĩa thức ăn
NHƯ VẬY: BỮA TRƯA VÀ BỮA CHIỀU BẠN CÓ THỂ ĂN THEO CÁCH NÀY.
BUỔI SÁNG BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ?
BẠN CÓ THỂ ĂN BÌNH THƯỜNG THEO KHẨU PHẦN HÀNG NGÀY Ở VIỆT NAM, ví dụ: 1 tô bún hay 1 tô phở hay 1 phần bánh mỳ ốp la…
Bạn nên hạn chế đi ăn sáng ở hàng quán, vì chúng ta không kiểm soát được lượng đường mà người nấu nêm vào nồi nước lèo. Do vậy nên tự nấu ở nhà.
Tham khảo thêm: What is the Diabetes Plate Method ?
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.