• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 2/Nhóm thuốc ức chế DPP 4
Nhóm thuốc ức chế DPP 4

Nhóm thuốc ức chế DPP 4

Nhóm thuốc ức chế DPP 4 (Dipeptidyl peptidase-4 inhibitor) đầu tiên được FDA chấp thuận cho việc điều trị đái tháo đường type 2 là Sitagliptin (Januvia) vào năm 2006.

Nhiều nhóm thuốc khác tiếp tục ra đời:

  • Vildagliptin ( Galvus) của Novartis được châu Âu chấp thuận năm 2007.
  • Saxagliptin (Onglyza) của Astra Zenecca được FDA phê duyệt năm 2009.
  • Linagliptin (Trjenta ) của Boehringer Ingelheim được FDA phê chuẩn năm 2011.

Sau đó còn có rất nhiều phân nhóm khác tiếp tục ra đời như: Gemigliptin, Anagliptin, Teneligliptin, Alogliptin, Trelagliptin, Omarigliptin…

Ngoài ra có những chất khác cũng có khả năng ức chế men DPP-4 như:

  • Berberine và  alkaloid là những chất được tìm thấy trong thực vật.
  • Berberine không xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta. Và đây là cơ chế làm hạ đường trong máu của thuốc này.
Nội dung Ẩn
1 Cơ chế gây hạ đường Glucose của các nhóm thuốc ức chế DPP 4
2 Chỉ định thuốc ức chế DPP 4
2.1 Phối hợp với các nhóm thuốc hạ đường huyết khác:
2.2 Trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi:
2.3 Trên đối tượng suy thận:
2.3.1 Sitagliptin (Januvia):
2.3.2 Vildagliptin ( Galvus)
2.3.3 Saxagliptin ( Onlyza)
2.3.4 Linagliptin ( Trajenta):
2.4 Điều trị đái tháo đường giai đoạn sớm:
3 Tính an toàn của thuốc ức chế DPP-4
4 Ưu điểm của nhóm ức chế DPP 4 trong điều trị tiểu đường

Cơ chế gây hạ đường Glucose của các nhóm thuốc ức chế DPP 4

Sau khi chúng ta ăn, đường tiêu hoá sẽ tiết ra các hormone incretin.

Có 2 hormone incretin quan trọng là GIP và GLP-1. 2 hormone này tác động lên tế bào beta và alpha ở tuyến tuỵ để tăng sản xuất insulin và giảm tiết glucagon. Qua đó làm tăng sử dụng Glucose ở các mô ngoại biên như cơ và mỡ.

Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế DPP 4: Sitagliptin

Đồng thời làm giảm quá trình sản xuất Glucose ở gan. Nhờ vậy mà giảm được đường Glucose trong máu cả lúc đói và sau khi ăn.

Tuy nhiên, các hormone incretin GIP và GLP-1 lại mất tác dụng do enzyme DPP-4 bất hoạt chúng ngay khi mới được sản xuất ra từ đường tiêu hoá. Vì vậy mà tác dụng hạ đường huyết của các hormone incretin rất thấp.

Nhóm thuốc ức chế DPP-4 sẽ có gắn kết với các enzyme DDP 4 trong cơ thể, nhờ vậy mà các hormone incretin GIP và GLP-1 không bị bất hoạt, giúp giảm Glucose trong máu.

Bạn có thể xem cơ chế hoạt động của incretin và thuốc ức chế DPP 4 theo hình bên dưới:

Cơ chế hoạt động của các nhóm thuốc ức chế DPP 4
Cơ chế hoạt động của Incretin và DPP-4

Chỉ định thuốc ức chế DPP 4

Nhóm thuốc ức chế DPP-4 được chỉ định trong điều trị đái tháo đường type 2.

Thuốc không chỉ định trong điều trị đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường thai kỳ.

Phối hợp với các nhóm thuốc hạ đường huyết khác:

Thuốc ức chế DPP 4 có thể phối hợp với tất cả các nhóm thuốc hạ đường huyết uống khác.

Trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi:

Nhóm thuốc ức chế DPP-4 khá an toàn trên người lớn tuổi.

Thuốc không gây hạ đường huyết quá mức. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ Glucose trong máu: khi Glucose tăng cao, thuốc tác dụng hạ đường huyết nhiều, tuy nhiên khi đường huyết giảm thuốc ít gây hạ đường huyết quá mức do vậy được ưa thích cho bệnh nhân lớn tuổi.

Trên đối tượng suy thận:

Thuốc không bị chống chỉ định trên người suy thận.

Sitagliptin (Januvia):

Nếu độ lọc cầu thận 30 < GFR < 45 ml/ph: liều là 50 mg mỗi ngày

eGFR < 30 ml/p: liều 25 mg mỗi ngày.

Vildagliptin ( Galvus)

Nếu độ lọc cầu thận eGFR < 45 ml/p : liều 50 mg mỗi ngày

Saxagliptin ( Onlyza)

Nếu độ lọc cầu thận eGFR < 45 ml/p : liều 2.5 mg mỗi ngày.

Linagliptin ( Trajenta):

Riêng nhóm Linagliptin – Trajenta không cần giảm liều, vẫn giữ liều 5mg mỗi ngày.

Điều trị đái tháo đường giai đoạn sớm:

Từ nghiên cứu VERIFY công bố năm 2019 cho thấy: việc phối hợp Metformin và ức chế DDP-4 ngay từ đầu giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và tỉ lệ thất bại điều trị giảm hơn so với Metformin.

Do vậy, nên phối hợp sớm ức chế DPP 4 cho bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện hơn là điều trị theo từng bước, bắt đầu với Metformin rồi tăng dần liều.

Tính an toàn của thuốc ức chế DPP-4

Nhóm ức chế DPP 4 có lẽ là nhóm thuốc ít tác dụng phụ nhất:

  • Không gây tăng cân.
  • Không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá.
  • Không gây hạ đường huyết quá mức.
  • An toàn trên tim mạch

Ưu điểm của nhóm ức chế DPP 4 trong điều trị tiểu đường

  • Thuốc giúp hạ đường huyết đói và cả đường huyết sau ăn.
  • Ít tác dụng phụ
  • Sử dụng được cho cả người lớn tuổi
  • Không chống chỉ định cho bệnh nhân suy thận. Đối với suy thận giai đoạn 4,5: giảm nữa liều thuông thường. Riêng Trajen ta không cần giảm liều.
  • Có thể phối hợp với tất cả các nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường khác.
  • Được khuyến cáo tiếp tục điều trị khi bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm Covid -19.

Tuy nhiên, thuốc vẫn có những thận trọng và cả chóng chỉ định mà bạn nên tuân thủ.

Tuỳ theo từng bệnh nhân khác nhau và việc lựa chọn và phối hợp thuốc sẽ khác nhau.Do đó phải cân nhắc trước khi quyết định.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
23/12/2021

Categories: Đái tháo đường type 2, Điều trị đái tháo đường, Guidelines điều trị tiểu đường, Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Tự thử đường huyết tại nhà

Theo dõi đường huyết như thế nào ?

Khi bị tiểu đường, phải theo dõi đường huyết như thế nào? Bao nhiêu lần mỗi ngày? Đo khi đói hay đo …

Nội dung bài viết vềTheo dõi đường huyết như thế nào ?

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần lưu ý

Bệnh nhân tiểu đường type 1 cần lưu ý

Bệnh nhân tiểu đường type 1 (đái tháo đường type 1) nên biết cách xử lý những tình huống thường gặp …

Nội dung bài viết vềBệnh nhân tiểu đường type 1 cần lưu ý

Ngăn chặn bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường: Làm thế nào để không trở thành đái tháo đường?

Làm sao ngăn chặn bệnh tiểu đường khi bạn bị tiền tiểu đường hay có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu …

Nội dung bài viết vềTiền tiểu đường: Làm thế nào để không trở thành đái tháo đường?

Metformin trong điều trị tiểu đường type 2

Thuốc điều trị tiểu đường: Metformin

Metformin là một nhóm thuốc hạ đường huyết được chỉ định như là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh …

Nội dung bài viết vềThuốc điều trị tiểu đường: Metformin

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com