• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 1/Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1
Xét nghiệm tự kháng thể chẩn đoán tiểu đường type 1

Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1

Xét nghiệm tự khám thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh đái tháo đường type 1 với các type khác của bệnh tiểu đường.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email
Nội dung Ẩn
1 Phân biệt đái tháo đường type 1 với các type đái tháo đường khác ?
2 Các tự kháng thể trong bệnh tiểu đường
3 Có 4 tự kháng thể thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường type 1:
3.1 Islet Cell Autoantibodies: ICA: Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy
3.2 Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies: Tự kháng thể kháng Glutamic Acid Decarboxylas – GADA
3.3 Insulinoma-Associated-2 Autoantibodies IA-2A
3.4 Insulin Autoantibodies: Tự kháng thể kháng insulin – IAA
4 Khi nào Bác sỹ cho chỉ định xét nghiệm tự kháng thể?
4.1 Xét nghiệm tự kháng thể có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh tiểu đường ?

Phân biệt đái tháo đường type 1 với các type đái tháo đường khác ?

Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là tiều đường type 1, tiểu đường ở người trẻ hay tiểu đường phụ thuộc insulin là một dạng đái tháo đường có cơ chế riêng, do đáp ứng miễn dịch gây ra.

Sự hiện diện các tự kháng thể là bằng chứng của bệnh đái tháo đường type 1.”

Các tự kháng thể trong bệnh tiểu đường

Các tự kháng thể liên quan đến bệnh tiểu đường ( đái tháo đường) là những protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của chính cơ thể

Các tự kháng thể đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh tiểu đường type .

Xét nghiệm có thể phát hiện sự hiện diện của một hay nhiều tự kháng thể này trong máu.

Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh lý đặc trưng bởi sự thiếu insulin do qúa trình tự miễn phá huỷ các tế bào beta ở tuyến tuỵ. 

Tuyến tụy không sản xuất insulin trong tiểu đường type 1 do tự kháng thể

Trong khi  bệnh tiểu đường type 2 là do sự đề kháng insulin ở mô, không liên quan gì đến tiến trình tự miễn phá huỷ tế bào beta của tuyến tuỵ.

 Bệnh tiểu đường type 1, trước đây hay gọi là tiểu đường ở người trẻ hay tiểu đường phụ thuộc insulin, như đã nói ở trên là do tiến trình tự miễn: các tự kháng thể tấn công tế bào beta của tuyến tuỵ.

Sự hiện hiện của một hay nhiều tự kháng thể chiếm khoảng 95% các trường hợp bệnh tiểu đường type 1, trong khi bệnh tiểu đường type 2 sẽ không có tự kháng thể trong máu.

Có 4 tự kháng thể thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường type 1:

  • Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies (ICA): kháng thể kháng tiểu đảo tuỵ
  • Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies (GADA): Kháng thể kháng GAD
  • Insulinoma-Associated-2 Autoantibodies (IA-2A): Kháng thể kết hợp với u tiết insulin
  • Insulin Autoantibodies (IAA) : Kháng thể kháng insulin

Những xét nghiệm tự kháng thể dùng để làm gì ?

Những xét nghiệm tự kháng thể được dùng để phân biệt bệnh tháo đường type 1 với những bệnh đái tháo đường do những nguyên nhân khác.

Islet Cell Autoantibodies: ICA: Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy

Đo lường nhóm các kháng thể kháng tiểu đảo tụy.

Một trong những kháng thể kháng tiểu đảo tụy thường gặp nhất, được phát hiện ở thời điểm khởi phát bệnh, phát hiện khoảng 70-80% bệnh đái tháo đường type 1 mới được chẩn đoán.

Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies: Tự kháng thể kháng Glutamic Acid Decarboxylas – GADA

Xét nghiệm tự kháng thể chống lại protein tế bào beta ( nhưng không đặc hiệu cho tế bào beta) Một trong các tự kháng thể thường được phát hiện hầu hết ở bệnh nh6an đái tháo đường type 1 mới được chẩn đoán (khoảng 70-80%)

Insulinoma-Associated-2 Autoantibodies IA-2A

Xét nghiệm tự kháng thể chống kháng nguyên tế bào beta nhưng không đặc hiệu. Được phát hiện trong khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Insulin Autoantibodies: Tự kháng thể kháng insulin – IAA

Tự kháng thể kháng insulin Được phát hiện trong khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường type 1. Không gặp ở người lớn

Xét nghiệm IAA không phân biệt được giữa tự kháng thể kháng insulin có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh.

Tự kháng thể phát hiện  ở trẻ em thường khác với tự kháng thể ở người lớn.

Tự kháng thể IAA thường là marker đầu tiên xuất hiện ở trẻ em. Khi bệnh tiến triển, tự kháng thể này có thể biến mất và các tự kháng thể như: ICA, GADA và IA-2A trở nên quan trọng hơn.

IA-2A thường ít dương tính ở thời điểm khởi phát bệnh tiểu đường typen 1 hơn so với GADA hay ICA.

Chỉ khoảng 50% trẻ em mới mắc bệnh đái tháo đường type 1 dương tính với IAA, xét nghiệm IAA không thường gặp trên người lớn.

Khi nào Bác sỹ cho  chỉ định xét nghiệm tự kháng thể?

Các xét nghiệm này có thể được Bác sỹ chỉ định cho những bệnh nhân trẻ, mới chẩn đoán đái tháo đường. Mục đích là phân biệt đái tháo đường type 1 hay type 2 xảy ra ở người trẻ

Xét nghiệm tự kháng thể có ý nghĩa  như thế nào trong chẩn đoán bệnh tiểu đường ?

Nếu các xét nghiệm ICA, GADA, và/ hay  IA-2A hiện diện ( tức là dương tính) trên bệnh nhân có triệu chứng đái tháo đường: chẩn đoán đái tháo đường type 1.

Tương tự, xét nghiệm IAA dương tính trên bệnh nhân trẻ mà chưa được tiêm insulin, kết luận đái tháo đường type 1.

Nếu không có tự kháng thể nào hiện diện ( các xét nghiệm tự kháng thể đều âm tính), ít có khả năng bệnh nhân bị đái tháo đường type 1.

Một ít bệnh nhân đái tháo đường type 1 không tìm thấy tự kháng thể trong máu, nhưng rất hiếm. Đa số trường hợp ( 95%), bệnh nhân mới bị đái tháo đường type 1 sẽ có ít nhất 1 tự kháng thể dương tính.

Những tự kháng thể này cũng hiện diện ở những bệnh nhân có bệnh lý tự miễn khác như là viêm giáp Hashimoto hay bệnh Addison.

Một số bệnh nhân tiêm insulin cũng có kháng thể kháng insulin từ ngoài tiêm vào.

Xét nghiệm IAA trong trường hợp này sẽ không biệt được giữa tự kháng thể nội sinh hay ngoại sinh, do đó xét nghiệm tìm tự kháng thể IAA không chỉ định trên bệnh nhân đã tiêm insulin .

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
20/09/2018

Categories: Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường, Đái tháo đường type 1, Xét nghiệm và các nghiệm phápTags: Xét nghiệm đái tháo đường

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com