• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Bệnh thận tiểu đường: Làm thế nào phòng ngừa suy thận?
Bệnh thận tiểu đường: Phòng ngừa và điều trị

Bệnh thận tiểu đường: Làm thế nào phòng ngừa suy thận?

Bệnh thận tiểu đường là biến chứng do tăng đường huyết gây suy thận mạn, là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh đái đường.
Làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn suy thận do tiểu đường ? 

Nội dung bài viết Ẩn
1 Thận đóng vai trò gì trong cơ thể
2 Tăng đường huyết là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thận tiểu đường
3 Dưới đây là các cách bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận tiểu đường:
3.1 1. Duy trì việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn, giúp phòng ngừa biến chứng thận tiểu đường.
3.2 2. Kiểm soát huyết áp của bạn.
3.3 3. Không hút thuốc.
3.4 4. Giảm cân nếu thừa cân hay béo phì
3.5 5. Chọn lựa thuốc hạ đường để điều trị bệnh thận tiểu đường
3.6 6. Chế độ ăn
4 Xét nghiệm phát hiện sớm để phát hiện suy thận do đái tháo đường
4.1 1. Xét nghiệm microalbumin.
4.2 2. Xét nghiệm đo độ lọc cầu thận (GFR).

Thận đóng vai trò gì trong cơ thể

Thận đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của bạn bằng cách lọc các chất thải và dịch dư thừa từ máu của bạn.

Khi thận không thực hiện tốt các chức năng này, bạn sẽ phải cần đến các phương pháp như thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo hay ghép một thận mới để giúp lọc những chất thải và dịch ra khỏi cơ thể..

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao bị bệnh thận tiểu đường.

Tăng đường huyết là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thận tiểu đường

Mức đường trong máu cao có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận và gây ra bệnh thận tiểu đường.

Khi những mạch máu nhỏ bị tổn hại, thận của bạn không có khả năng thực hiện tốt chức năng lọc.

Điều này sẽ dẫn đến tích tụ các chất thải trong cơ thể và đồng thời một lượng lớn protein sẽ đi qua thận và xuất hiện trong nước tiểu.

Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về bệnh tiểu đường và hệ tiêu hóa và Thận (NIDDK): Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn, chiếm 44% các trường hợp bệnh thận mới.

Mặc dù nhiều bệnh nhân tiểu đường đã được chẩn đoán là có biến chứng thận hay bệnh thận tiểu đường, chúng ta có thể làm chậm tiến trình của nó nếu được phát hiện sớm và được điều trị.

Dưới đây là các cách bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận tiểu đường:

Điều trị biến chứng suy thận tiểu đường
Cartoon Diabetes Prevention Infographics Concept Card Poster. Vector illustration

1. Duy trì việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn, giúp phòng ngừa biến chứng thận tiểu đường.

Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng từ bệnh tiểu đường.

Để giúp chống lại bệnh thận do tiểu đường, cố gắng đạt mục tiêu A1C <7%.

Hiện nay, nhóm thuốc ức chế SGLT-2 và đồng vận GPL -1 đã được chứng minh hiệu quả trong việc duy trì và cải thiện bệnh thận tiểu đường, làm chậm diễn tiến tới suy thận mạn. Trao đổi với bác sĩ để cân nhắc sử dụng nhóm thuốc này.

2. Kiểm soát huyết áp của bạn.

Huyết áp cao làm suy yếu các mạch máu trong thận, cùng với tăng đường huyết sẽ nhanh chóng làm bệnh thận càng diễn tiến nhanh.

Theo hướng dẫn của JNC 8 và Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA):

Mục tiêu là huyết áp dưới 140/90 mmHg,

Khuyến cáo hiện nay, đề nghị huyết áp thấp hơn 130/80 mmHg cho những người trẻ tuổi, và những người có dấu hiệu của bệnh thận.

Việc chọn lựa nhóm thuốc hạ huyết áp cũng cần được cân nhắc. Nhóm ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể đã được chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ thận.

3. Không hút thuốc.

Nếu bạn đã hút thuốc, lập kế hoạch để bắt đầu một chương trình cai thuốc lá.

Nicotine thu hẹp và hạn chế các mạch máu và tiểu đường cũng gây tổn thương trên mạch máu như thế, tuy nhiên nếu bệnh nhân tiểu đường mà hút thuốc lá thì nguy cơ tổn thương mạch máu sẽ tăng lên rất nhiều.

Hãy nhớ rằng, khi bạn không thể thay đổi thực tế rằng bạn bị tiểu đường, bạn có thể tránh được thiệt hại gây ra bởi nicotine.

4. Giảm cân nếu thừa cân hay béo phì

Bạn cần duy trì cân nặng lý tưởng, uống nhiều nước, vận động phù hợp với sức khoẻ và tuổi tác là cách thức tố giúp thận khoẻ mạnh.

5. Chọn lựa thuốc hạ đường để điều trị bệnh thận tiểu đường

Gần đây những thành tựu trong điều trị đái tháo đường đã giúp ra đời những nhóm thuốc mới có khả năng kiểm soát đường huyết, giảm cân cũng như giúp cải thiện chức năng thận.

Nhóm ức chế thụ thể SGLT-2 đã được chứng minh cải thiện chức năng thận.

Do vậy, bạn cần bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn điều trị đúng cách.

6. Chế độ ăn

Bạn cần tuân thủ chế độ ăn giảm muối và đạm.

Tùy theo trọng lượng cơ thể mà lượng thức ăn chứa đạm sẽ phải giảm tương ứng. Theo khuyến cáo: 0.8gr đạm/kg cân nặng/mỗi ngày.

Bằng cách làm theo các nguyên tắc này, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ suy thận mạn do đái tháo đường.

Xét nghiệm phát hiện sớm  để phát hiện suy thận do đái tháo đường

Tại PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG, chúng tôi cũng khuyến cáo những người bị tiểu đường thực hiện hàng năm 2 xét nghiệm sau để giúp phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh thận tiểu đường.

1. Xét nghiệm microalbumin.

Xét nghiệm này phát hiện một lượng protein rất nhỏ trong nước tiểu. Mức nước tiểu albumin bình thường là ít hơn 30 mg.

Nếu lượng protein trong nước tiểu trên mức 30mg là một dấu hiệu sớm của bệnh thận. Nếu kết quả bất thường, tôi khuyên bạn nên lặp lại xét nghiệm một tháng sau đó.

2. Xét nghiệm đo độ lọc cầu thận (GFR).

GFR là một xét nghiệm đơn giản và hiệu quả nhờ đo nồng độ creatinin trong máu của bạn.

Nếu chức năng thận giảm, nồng độ creatinin của bạn tăng lên.

Đo creatinin trong máu và dựa vào đó Bác sỹ sẽ đưa vào các công thức tính, từ đó ước tính được tốc độ lọc của cầu thận và từ đó xác định mức độ suy giảm chức năng của thận.

Người bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm chức năng thận hàng năm và điều trị tích cực có thể làm chậm đáng kể sự suy giảm chức năng thận và làm chậm diễn tiến biến chứng suy thận do đái tháo đường.

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
07/11/2021

Chuyên mục: Biến chứng đái tháo đườngTags: Biến chứng thận đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Xét nghiệm vi đạm niệu – microalbuminuria

    Xét nghiệm vi đạm niệu – microalbuminuria

  • Bệnh võng mạc do đái tháo đường

    Bệnh võng mạc do đái tháo đường

  • Hướng dẫn chăm sóc mắt bệnh nhân tiểu đường

    Hướng dẫn chăm sóc mắt bệnh nhân tiểu đường

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660