• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Các biến chứng thần kinh do tiểu đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Các biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường là biến chứng mạn tính thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường do tác động của đường huyết tăng cao

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương toàn bộ sợi thần kinh của cơ thể nhưng chi dưới và bàn chân thường bị tổn thương nhất.

Tùy theo sợi thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chứng có thể thay đổi từ đau, mất cảm giác ở chi dưới tới những triệu chứng của hệ tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu và tim.

Một số bệnh nhân bị bệnh thần kinh do tiểu đường có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có nhiều bệnh nhân đau ghê gớm, mất khả năng và thậm chí tử vong.

Bệnh thần kinh do tiểu đường là biến chứng trầm trọng nhất của bệnh đái tháo đường. Bạn có thể phòng ngừa hay làm chậm diển tiến của bệnh thần kinh do đái tháo đường bằng cách kiểm soát đường huyết chặt chẻ và có lối sống khỏe mạnh.

Nội dung

  • Các kiểu bệnh thần kinh do tiểu đường
    • Bệnh thần kinh ngoại biên (Peripheral neuropathy) do tiểu đường
    • Các biến chứng thần kinh tự chủ (Autonomic neuropathy) do đái tháo đường
    • Các biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy)
    • Biến chứng thần kinh khu trú (Focal neuropathy)

Các kiểu bệnh thần kinh do tiểu đường

Bệnh thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường có 4 dạng chính.

Bệnh nhân có triệu chứng của một dạng hay của nhiều dạng cùng lúc.

Đa số các triệu chứng biểu hiện từ từ làm bệnh nhân không để ý cho tới khi tổn thương trầm trọng.

Một số bệnh nhân có triệu chứng trước cả khi bệnh đái tháo đường được chẩn đoán.

Triệu chứng của bệnh thần kinh do tiểu đường rất khác nhau, tùy thuộc vào dạng nào và dây thần kinh nào bị tổn thương :

Bệnh thần kinh ngoại biên (Peripheral neuropathy) do tiểu đường

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là dạng thường gặp nhất trong các biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Nó làm tổn thương những sợi thần kinh ở bàn chân, chi dưới, cánh tay và bàn tay, nhưng chi dưới và bàn chân là thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường bao gồm :

  • Tê hay giảm cảm giác đau, nhiệt độ nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân.
  • Cảm giác châm chích, như kiến bò, rát bỏng bắt đầu ở ngón chân và dần dần lan lên trên bàn chân .
  • Đau như dao đâm , như dao cắt hay như điện giật, thường tăng lên vào ban đêm .
  • Tăng nhạy cảm với cảm giác chạm nhẹ – một vài bệnh nhân , thậm chí đắp chăn mỏng cũng gây đau đớn .
  • Mất sự thăng bằng và sự phối hợp
  • Yếu cơ và đi lại khó khăn
  • Nhiều vấn đề về chân rất trầm trọng như : loét , nhiễm trùng, biến dạng và đau xương khớp .

Các biến chứng thần kinh tự chủ (Autonomic neuropathy) do đái tháo đường

Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát hoạt động của các cơ quan: tim, bàng quang, phổi , dạ dày, tiêu hóa, cơ quan sinh dục và mắt.

Đái tháo đường có thể gây tổn thương những sợi thần kinh trên bất cứ cơ quan nào, gây nên :

Vấn đề về bàng quang: nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên hay tiểu không kiểm soát.

Vấn đề về tiêu hóa: như là đầu hơi, ợ và đau bụng

Táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được hay phối hợp cả táo bón và tiêu chảy

Ăn khó tiêu do chậm làm trống dạ dày ( liệt dạ dày ) dẫn đến buồn nôn, ói mửa hay mất cảm giác ngon miệng.

Rối loạn cương dương ảnh hưởng trên 50% đàn ông bị đái tháo đường > 60 tuổi.

Khô âm đạo và khó khăn trong hoạt động tình dục ở phụ nữ.

Tăng hay giảm đổ mồ hôi

Cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, dẫn tới hạ huyết áp tư thế khi bệnh nhân thay đổi tư thế sang ngồi hay đứng.

Vấn đề liên quan tới điều hòa thân nhiệt .

Thay đổi cách thức mắt điều chỉnh từ sáng sang tối .

Bệnh thần kinh tự động thường xảy ra trên bệnh nhân Đái tháo đường nhiều năm kiểm soát đường huyết không tốt .

Các biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy)

Cũng gọi là bệnh thần kinh đùi hay teo cơ do đái tháo đường .

Bệnh thần kinh gốc thường đau nhiều ở hông, đùi, mông,

Bệnh thần kinh do tiểu đường dạng này thường bắt đầu một bên.

Sau cùng đưa đến yếu cơ và teo cơ làm bệnh nhân khó khăn khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

Nhiều bệnh nhân bị sụt cân trầm trọng.

Một số bệnh nhân bị đau vùng lưng. Bệnh thần kinh gốc thường xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường type 2.

Biến chứng thần kinh khu trú (Focal neuropathy)

Các biến chứng thần kinh khu trú do tiểu đường thường xuất hiện đột ngột, liên quan tới một sợi thần kinh độc lập.

Thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi.

Bệnh thần kinh khu trú do tiểu đường có thể gây đau đớn và có thể biến mất sau vài tuần hay vài tháng.

Những triệu chứng bao gồm :

  • Mắt khó tập trung, nhìn đôi hay đau phía sau mắt .
  • Liệt một bên mặt (Bell’s palsy)
  • Đau ở cẳng chân hay bàn chân.

Đôi khi bệnh thần kinh khu trú xảy ra do sợi thần kinh bị chèn ép.

Hội chứng ống cổ tay là dạng thường gặp nhất.

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
19/06/2022

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Biến chứng mạn tínhTags: Biến chứng thần kinh đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

    Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

  • Xét nghiệm vi đạm niệu – microalbuminuria

    Xét nghiệm vi đạm niệu – microalbuminuria

  • Giảm nhận thức do đái tháo đường

    Giảm nhận thức do đái tháo đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com