• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Nguyên nhân hạ đường huyết
Nguyên nhân hạ đường huyết

Nguyên nhân hạ đường huyết

Nguyên nhân hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường đái tháo đường thường do bỏ bữa ăn, ăn kém hay do quá liều thuốc, tiêm insulin không đúng…

Hạ đường huyết ít gặp trong điều kiện bình thường nhưng là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị.

Hạ đường huyết tự phát (spontaneous hypoglycemia) gặp trên bệnh nhân không bị đái tháo đường và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thường gặp khi bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tích cực bằng Insulin hay thuốc uống nhóm sulfonylureas

Nội dung

  • Nguyên nhân hạ đường huyết
    • Ăn quá ít, ăn trễ hay bỏ bữa:
    • Tiêm quá liều Insulin:
    • Nguyên nhân hạ đường huyết: do thuốc tiểu đường
    • Các tình huống hay bệnh lý khác gây hạ đường
      • Tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức:
      • Uống quá nhiều rượu:
      • Suy thận giai đoạn 4,5
      • Bệnh lý gan
  • Làm sao để phát hiện và xử trí hạ đường huyết?

Nguyên nhân hạ đường huyết

Trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị, hạ đường huyết có thể do những nguyên nhân sau:

Ăn quá ít, ăn trễ hay bỏ bữa:

đây là nguyên nhân thường gặp, vì không kịp ăn hay cố gắng nhịn ăn để hạ đường… rất dễ gây hạ đường huyết.

Tiêm quá liều Insulin:

Do nhầm lẫn trong việc rút quá nhiều insulin hay do Bs chỉ định liều insulin quá cao.

Một nguyên nhân gây tiêm quá liều insulin thường gặp là bệnh nhân mua nhầm kim tiêm.

Kim tiêm insulin u100 40

Đó là loại kim tiêm có nắp màu đỏ, đây là loại kim cũ sử dụng cho loại insulin có nồng độ U40 ( 40Ui/ ml), loại insulin này không còn được sử dụng mà được thay bằng insulin có nồng độ 100 UI/ml.

Do vậy, khi dùng kim tiêm U 40 để rút thuốc insulin U 100 có thể làm tăng liều gấp 2,5 lần.

Khuyến cáo: Nếu phải tiêm insulin trong lọ, bạn nên mua kim tiêm insulin có nắp màu cam

Ngày nay việc sử dụng bút tiêm insulin đã hạn chế rất nhiều biến chứng hạ đường huyết do nguyên nhân này.

Nguyên nhân hạ đường huyết: do thuốc tiểu đường

Những thuốc tiểu đường gây hạ đường glucose máu, như nhóm sulfonylureas ( Diamicron, Amaryl, Daonil…) và Glinide

Những nhóm thuốc uống điều trị đái tháo đường khác như: Alpha-glucosidase inhibitors, biguanides, và thiazolidinediones… không gây hạ đường glucose quá mức, đường chỉ hạ tới mức bình thường và dùng lại.

Trong trường hợp bệnh nhân bỏ bữa ăn, các thuốc trên vẫn có thể gây hạ đường.

Các tình huống hay bệnh lý khác gây hạ đường

Tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức:

Bệnh nhân hoạt động nhiều, thi đấu kéo dài nhưng không bổ sung lượng carbohyrate rất có thể gây hạ đường.

Uống quá nhiều rượu:

Bệnh nhân đang uống thuốc điều trị tiểu đường, không nên uống rượu. Vì có thể gây hạ đường glucose quá mức.

Suy thận giai đoạn 4,5

Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn 4,5 rất dễ bị hạ đường huyết.

Khi chức năng thận giảm nhiều, glucose được thải qua thận, cơ chế tái hấp thu đường từ thận không còn, do vậy đường huyết có xu hướng giảm nhiều.

Việc chỉnh liều insulin trong trường hợp suy thận rất cần thiết để tránh hạ đường.

Nếu vẫn giữ liều thuốc như trước đó, có thể gây hạ đường huyết quá mức.

Bệnh lý gan

Thông thường khi tăng men gan, các thuốc uống điều trị tiểu đường phải được ngưng.

Glucose máu có thể bị hạ qua mức vì gan đã giảm chức năng điều hoà đường glucose trong máu.

Làm sao để phát hiện và xử trí hạ đường huyết?

Bệnh nhân tiểu đường cần phải biết cách phát hiện và xử trí trường hợp xảy ra hạ đường máu.

Bạn tham khảo bài viết

CÁC TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Và HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
20/03/2023

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

    Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

  • Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

    Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

  • Cách chỉnh liều insulin

    Cách chỉnh liều insulin

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com