Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào một trong 4 tiêu chuẩn: đường huyết đói, HbA1c, đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose và đường huyết ngẫu nhiên đi cùng với triệu chứng tăng đường huyết.
Các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường:
Chẩn đoán đái tháo đường chỉ cần 1 trong 4 tiêu chí sau để chẩn đoán:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol /l).
Đói được định nghĩa là không ăn hay uống thực phẩm chứa calo ít nhất 8 giờ.
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.
- A1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol).
Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chứng nhận bởi NSPG và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn xét nghiệm trong nghiên cứu DCCT.
- Đường huyết đo bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) và có các triệu chứng tăng đường huyết ( ví dụ: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều)
Lưu ý khi xác lập chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán đái tháo đường cần có 2 kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu máu ( ví dụ: Đường huyết đói và HbA1c), hoặc kết quả bất thường của cùng một xét nghiệm hay 2 xét nghiệm trên các mẫu máu được lấy vào các ngày khác nhau.
Nếu người bệnh có kết quả 2 xét nghiệm mà chỉ có 1 kết quả cao hơn mức chẩn đoán, cần làm lại xét nghiệm này vào ngày khác. Ví dụ, kết quả đường huyết đói cao hơn 126 mg/dl nhưng HbA1c không cao. Cần xét nghiệm lại đường huyết đói vào ngày khác để xác định chẩn đoán.
Tuy nhiên, mức glucose ≥200 mg/dL đồng thời, bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của bệnh đái tháo đường (uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều) đủ để xác nhận chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu. Không dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường.
HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường
HbA1c phản ánh mức tăng đường huyết mạn tính và là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá việc kiểm soát đường huyết và nguy cơ có các biến chứng mạch máu lớn cũng như mạch máu nhỏ.
Tuy nhiên, trong chẩn đoán đái tháo đường HbA1c có độ nhạy thấp hơn so với đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose.
Ngoài ra, kết quả HbA1c còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, liên 1uan đến đời sống hồng cầu.
Do vậy, HbA1c không được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán và tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Công cụ giúp đơn giản hoá việc chẩn đoán đái tháo đường
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm nào, nhập kết quả xét nghiệm để chẩn đoán:
Tham khảo:
Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2023
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.