Chẩn đoán tiểu đường dựa vào các triệu chứng tiểu đường và các xét nghiệm đường glucose máu lúc nhịn đói hay đo bất kỳ, HbA1c hay sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 2 giờ.
Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường theo WHO và Hiệp hội đái tháo đường hoa Kỳ ADA
Các triệu chứng tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường ở giai đoạn sớm có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ có thể chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu nhân dịp kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh lý khác.
Khi đường trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:
Tam chứng cổ điển của tiểu đường:
- Ăn nhiều – Polyphagia: Ăn thường xuyên, bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy đói.
- Uống nhiều – Polydipsia: Bệnh nhân khát nước và uống liên tục
- Tiểu nhiều – Polyuria: Tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm
Các triệu chứng tiểu đường thường gặp khác
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Sụt cân: không phải do bệnh nhân tự ý giảm cân hay các bệnh lý khác gây giảm cân như lao, ung thư, HIV … Một số ít lại tăng cân do ăn quá nhiều.
- Vết thương lâu lành
- Môi khô
- Da khô, ngứa
- Cảm giác châm chích 2 bàn chân
- Rối loạn cương dương: đây lại là lý do để nam giới đi khác và từ đó phát hiện tiểu đường.
- Co giật hay hôn mê do tăng đường huyết….
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường: Glucose máu lúc đói
Đường huyết đói – Fasting Blood Glucose là xét nghiệm đo Glucose huyết tương được thực hiện lúc bệnh nhân nhịn đói.
Nhịn đói được định nghĩa là không ăn hay uống thức ăn có năng lượng ít nhất 8 giờ.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường khi đường huyết đói ≥ 126 mg/dl ( 7 mmol/L)
Lưu ý
Xét nghiệm đường glucose lúc đói dùng để chẩn đoán phải là máu tĩnh mạch, được tách lấy huyết tương và thực hiện bởi phòng xét nghiệm, không dùng máy đo đường huyết cá nhân để chẩn đoán.
Xét nghiệm đường Glucose máu ngẫu nhiên
Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết được đo vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không quan tâm bệnh nhân nhịn đói hay đã ăn.
Chẩn đoán tiểu đường khi: đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl ( 11.1 mmol/L0 và có các triệu chứng cổ điển của tiểu đường.
Với xét nghiệm này, bệnh nhân khi khám bệnh không cần nhịn đói vẫn có thể chẩn đoán được bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c
HbA1c là xét nghiệm đánh giá đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó.
HbA1c rất có giá trị trong chẩn đoán đái tháo đường, tuy nhiên bản thân xét nghiệm có thể cho kết quả không đúng trong những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý về hồng cầu, suy thận, đang mang thai … Do đó cần loại trừ các tình huống làm sai kết quả.
Bên cạnh đó, HbA1c phải được xét nghiệm trong phòng lab đủ chuẩn. Ở Việt Nam vì lý do này mà HbA1c chỉ nên dùng để tham khảo.
Xét nghiệm HbA1c không cần nhịn đói.
Chẩn đoán tiểu đường khi HbA1c ≥ 6.5%.
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
Nghiệm pháp dung nạp Glucose 75gr bằng đường uống dùng để đánh giá khả năng đưa glucose trong máu vào dự trữ ở gan, mô sau khi uống nước đường.
Về cơ chế, đánh giá khả năng của pha tiết insulin sau ăn.
Nghiệm pháp dung nạp Glucose ít khi được chỉ định thường quy trên lâm sàng. Nó thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Đường huyết đói bình thường, nhưng có HbA1c cao
- Bệnh nhân có nhiều yếu tố nghi cơ nhưng đường huyết đói bình thường…
Chẩn đoán bệnh tiểu đường khi: Đường huyết đo 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl ( 11.1 mmol/L)
Bạn tham khảo thêm cách thực hiện Nghiệm pháp dung nạp Glucose 75 gr bằng đường uống.
Chẩn đoán tiểu đường
Lưu ý
Các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường áp dụng cho tất cả các type tiểu đường, từ type 1, type 2 đến các thể đái tháo đường đơn gen và đái tháo đường khi mang thai, chỉ không áp dụng trong chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
Để chẩn đoán tiểu đường, bạn chỉ cần 1 trong 4 xét nghiệm trên.
Tuy nhiên, trừ khi bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của đái thái đường hay có mức đường huyết rất cao, các xét nghiệm phải được thực hiện lại lần thứ 2, tránh trường hợp trả nhầm kết quả hay có sai sót trong khi thực hiện.
Khi bạn đã có 1 trong những kết quả trên, bạn có thể nhập kết quả vào khung bên dưới để biết mình đã bị tiểu đường hay chưa nhé:
CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
Bạn cần làm gì sau khi được chẩn đoán tiểu đường?
Bước tiếp theo, bạn cần mình bị đái tháo đường type nào?
- Phân biệt tiểu đường type 1 với type 2
- Phân biệt tiểu đường type 1 với đái tháo đường đơn gen
- Phân biệt đái tháo đường type 2 với thể LADA
- Nhận diện đái tháo đường do các nguyên nhân khác.
Bắt đầu tìm hiểu bệnh tiểu đường
Nên đọc:
- Những điều bệnh nhân đái tháo đường cần biết
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường
- Thuốc điều trị tiểu đường
- Chọn Bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết để điều trị và theo dõi:
- Phòng khám tiểu đường – Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
- Điều trị tiểu đường từ xa – online trên website daithaoduong.com
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.