• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Guidelines điều trị tiểu đường/Guideline ADA/BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN XƠ NANG
Bệnh đái tháo đường liên quan xơ nang

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN XƠ NANG

Bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang – Cystic Fibrosis–Related Diabetes là dạng đái tháo đường đặc biệt có liên quan đến bệnh xơ nang. Bệnh không thuộc đái tháo đường type 1 hay type 2 nhưng có cả những đặc điểm của 2 type này.

Nội dung Ẩn
1 Các khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ – ADA 2022 về bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang:
2 Cơ chế gây bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang
3 Tầm soát đái tháo đường liên quan đến xơ nang
4 Điều trị đái tháo đường liên quan đến xơ nang

Nguyên nhân chính là sự thiếu hụt insulin tương đối liên quan đến sự phá hủy các tiểu đảo của tuyến tụy. Kháng insulin cũng có thể đóng một vai trò nào đó, đặc biệt liên quan đến đợt cấp hoặc tiến triển mãn tính của bệnh phổi.

Các khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ – ADA 2022 về bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Khuyến cáo của ADA

Tầm soát bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang hàng năm bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nên bắt đầu khoảng 10 tuổi ở tất cả bệnh nhân xơ nang chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. B

Xét nghiệm A1C không được khuyến cáo trong sàng lọc đái tháo đường liên quan đến xơ nang. B

Những người bị đái tháo đường liên quan xơ nang nên được điều trị bằng insulin để đạt được các mục tiêu về đường huyết cho từng cá nhân. A

Sau 5 năm được chẩn đoán đái tháo đường liên quan xơ nang, hàng năm bệnh nhân nên được theo dõi các biến chứng của đái tháo đường . E

Bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang (Cystic fibrosis related diabetes – CFRD) là bệnh đồng mắc thường gặp nhất ở những người mắc bệnh xơ nang, xảy ra ở khoảng 20% ​​thanh thiếu niên và 40–50% người lớn.

Bệnh đái tháo đường trên nhóm người bệnh xơ nang, có tình trạng dinh dưỡng kém hơn, bệnh phổi viêm nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn khi so với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

Cơ chế gây bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang

Insulin và Glucagon điều hòa đường huyết. Đái tháo đường liên quan đến xơ nang
HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT

Thiếu insulin là khiếm khuyết chính trong đái tháo đường liên quan đến xơ nang – CFRD.

Chức năng tế bào beta và sự đề kháng insulin cùng với nhiễm trùng và quá trình viêm đã được xác định là góp phần vào tiến triển của bệnh CFRD.

Các bất thường nhẹ như rối loạn dung nạp glucose thường gặp hơn và xảy ra ở giai đoạn sớm của CFRD. 

Liệu những người bị rối loạn đường huyết đói – IGT có nên được điều trị bằng insulin hay không hiện vẫn chưa được xác định.

Mặc dù sàng lọc đái tháo đường trước 10 tuổi có thể xác định nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang – CFRD ở những người có dung nạp glucose bất thường, nhưng không có lợi ích nào được xác định liên quan với cân nặng, chiều cao, BMI hoặc chức năng phổi. 

Tầm soát đái tháo đường liên quan đến xơ nang

Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống – OGTT là xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo; tuy nhiên, các công bố gần đây cho thấy điểm cắt A1C 5,5% (5,8% trong nghiên cứu thứ hai) sẽ phát hiện hơn 90% trường hợp và giảm gánh nặng sàng lọc bệnh nhân.

Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác nhận phương pháp này và A1C vẫn chưa được khuyến nghị trong tầm soát.

Bất kể tuổi tác, giảm cân hoặc không đạt được mức tăng cân mong đợi đều có nguy cơ mắc CFRD và cần được tầm soát ngay lập tức.

The Cystic Fibrosis Foundation Patient Registry đã đánh giá 3.553 bệnh nhân xơ nang và chẩn đoán 445 trường hợp mắc CFRD. Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh CFRD giúp bảo tồn chức năng phổi. 

Cystic Fibrosis Society Patient Registry châu Âu đã báo cáo sự gia tăng CFRD theo tuổi (tăng 10% mỗi thập kỷ), kiểu gen, giảm chức năng phổi và giới tính nữ .

Theo dõi glucose liên tục hoặc HOMA của chức năng tế bào beta tuyến tụy có thể nhạy hơn nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống – OGTT trong việc phát hiện nguy cơ tiến triển thành CFRD; tuy nhiên, mối liên hệ giữa kết quả này với các hậu quả lâu dài là yếu và các xét nghiệm này không được khuyến cáo để sàng lọc.

Tỷ lệ tử vong do CFRD đã giảm đáng kể theo thời gian và khoảng cách về tỷ lệ tử vong giữa bệnh nhân xơ nang có và không mắc bệnh đái tháo đường đã được thu hẹp một cách đáng kể.

Điều trị đái tháo đường liên quan đến xơ nang

 Có rất ít dữ liệu thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp điều trị CFRD.

Nghiên cứu lớn nhất là so sánh ba 3 cách điều trị: insulin aspart trước ăn, repaglinide, hoặc uống giả dược ở những bệnh nhân xơ nang bị đái tháo đường hoặc rối loạn dung glucose.

Tất cả những người tham gia đều đã giảm cân trong năm trước điều trị; tuy nhiên, ở nhóm được điều trị bằng insulin, bệnh nhân tăng 0,39 (± 0,21) đơn vị BMI (P=0,02). Nhóm được điều trị bằng repaglinide có tăng cân ban đầu, nhưng không duy trì được sau 6 tháng. Nhóm dùng giả dược tiếp tục giảm cân.

Insulin vẫn là liệu pháp được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang. Cơ sở lý luận chính cho việc sử dụng insulin ở bệnh nhân CFRD là tạo ra quá trình đồng hóa trong khi vẫn thúc đẩy việc giữ lại các chất dinh dưỡng và giúp tăng cân.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm từ các nguồn tài liệu về bệnh đái tháo đường liên quan đến xơ nang – CFRD “Clinical Care Guidelines for Cystic Fibrosis–Related Diabetes: A Position Statement of the American Diabetes Association and a Clinical Practice Guideline of the Cystic Fibrosis Foundation, Endorsed by the Pediatric Endocrine Society” và trong International Society for Pediatric and Adolescent Diabetes 2018 clinical practice consensus guidelines.

Nguồn: Cystic Fibrosis–Related Diabetes in Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2022

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
17/03/2022

Categories: Guideline ADATags: Các dạng đái tháo đường đặc biệt, Guideline ADA tiếng việt 2022

Bài viết bạn nên đọc:

  • PHÒNG NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ CÁC BỆNH ĐỒNG MẮC

    PHÒNG NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ CÁC BỆNH ĐỒNG MẮC

  • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ BÉO PHÌ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ BÉO PHÌ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  • HỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

    HỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.