Nguyên nhân hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường đái tháo đường thường do bỏ bữa ăn, ăn kém hay do quá liều thuốc, tiêm insulin không đúng…
Hạ đường huyết ít gặp trong điều kiện bình thường nhưng là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị.
Hạ đường huyết tự phát (spontaneous hypoglycemia) gặp trên bệnh nhân không bị đái tháo đường và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thường gặp khi bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tích cực bằng Insulin hay thuốc uống nhóm sulfonylureas
Nguyên nhân hạ đường huyết
Trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị, hạ đường huyết có thể do những nguyên nhân sau:
Ăn quá ít, ăn trễ hay bỏ bữa:
đây là nguyên nhân thường gặp, vì không kịp ăn hay cố gắng nhịn ăn để hạ đường… rất dễ gây hạ đường huyết.
Tiêm quá liều Insulin:
Do nhầm lẫn trong việc rút quá nhiều insulin hay do Bs chỉ định liều insulin quá cao.
Một nguyên nhân gây tiêm quá liều insulin thường gặp là bệnh nhân mua nhầm kim tiêm.
Đó là loại kim tiêm có nắp màu đỏ, đây là loại kim cũ sử dụng cho loại insulin có nồng độ U40 ( 40Ui/ ml), loại insulin này không còn được sử dụng mà được thay bằng insulin có nồng độ 100 UI/ml.
Do vậy, khi dùng kim tiêm U 40 để rút thuốc insulin U 100 có thể làm tăng liều gấp 2,5 lần.
Khuyến cáo: Nếu phải tiêm insulin trong lọ, bạn nên mua kim tiêm insulin có nắp màu cam
Ngày nay việc sử dụng bút tiêm insulin đã hạn chế rất nhiều biến chứng hạ đường huyết do nguyên nhân này.
Nguyên nhân hạ đường huyết: do thuốc tiểu đường
Những thuốc tiểu đường gây hạ đường glucose máu, như nhóm sulfonylureas ( Diamicron, Amaryl, Daonil…) và Glinide
Những nhóm thuốc uống điều trị đái tháo đường khác như: Alpha-glucosidase inhibitors, biguanides, và thiazolidinediones… không gây hạ đường glucose quá mức, đường chỉ hạ tới mức bình thường và dùng lại.
Trong trường hợp bệnh nhân bỏ bữa ăn, các thuốc trên vẫn có thể gây hạ đường.
Nguyên nhân hạ đường huyết khác
Tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức:
Bệnh nhân hoạt động nhiều, thi đấu kéo dài nhưng không bổ sung lượng carbohyrate rất có thể gây hạ đường.
Uống quá nhiều rượu:
Bệnh nhân đang uống thuốc điều trị tiểu đường, không nên uống rượu. Vì có thể gây hạ đường glucose quá mức.
Suy thận giai đoạn 4,5
Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn 4,5 rất dễ bị hạ đường huyết.
Khi chức năng thận giảm nhiều, glucose được thải qua thận, cơ chế tái hấp thu đường từ thận không còn, do vậy đường huyết có xu hướng giảm nhiều.
Việc chỉnh liều insulin trong trường hợp suy thận rất cần thiết để tránh hạ đường.
Nếu vẫn giữ liều thuốc như trước đó, có thể gây hạ đường huyết quá mức.
Bệnh lý gan
Thông thường khi tăng men gan, các thuốc uống điều trị tiểu đường phải được ngưng.
Glucose máu có thể bị hạ qua mức vì gan đã giảm chức năng điều hoà đường glucose trong máu.
Làm sao để phát hiện và xử trí hạ đường huyết?
Bệnh nhân tiểu đường cần phải biết cách phát hiện và xử trí trường hợp xảy ra hạ đường máu.
Bạn tham khảo bài viết
CÁC TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Và HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.