• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Kiến thức bệnh đái tháo đường/Nguyên nhân tiểu đường
Nguyên nhân tiểu đường type 1, type 2, thai kỳ

Nguyên nhân tiểu đường

Nguyên nhân tiểu đường type 1 là do tự kháng thể phá hủy tế bào beta tuyến tụy. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ thường không có tác nhân cụ thể.

Dù nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì thì đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng tiểu đường.

Nội dung Ẩn
1 Nguyên nhân tiểu đường type 1
1.1 Cơ chế liên quan đến miễn dịch.
2 Nguyên nhân tiểu đường type 2
2.1 Nguyên nhân tiểu đường : 8 cơ chế làm tăng đường huyết
2.1.1 Tế bào beta giảm tiết insulin:
2.1.2 Vai trò tế bào alpha trong tế bào tuyến tuỵ
2.1.3 Tăng sản xuất glucose ở gan:
2.1.4 Rối loạn dẫn truyền thần kinh
2.1.5 Giảm thu nhận glucose ở cơ:
2.1.6 Tăng tái hấp thu đường Glucose ở thận:
2.1.7 Mô mỡ ly giải
2.1.8 Giảm hiệu ứng incretin:
3 Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay đái tháo đường ở người trẻ.

Nguyên nhân làm tăng đường Glucose trong máu là do tuyến tuỵ trong cơ thể không còn sản xuất được insulin.

Cơ chế gây tăng đường huyết type 1
Khi tuyến tụy không tiết được Insulin sẽ làm tăng đường huyết

Nguyên nhân tiểu đường type 1 là do tuyến tuỵ không còn sản xuất được insulin.

Cơ chế liên quan đến miễn dịch.

Có nghĩa là: cơ thể tự sản xuất ra kháng thể và những kháng thể này tấn công vào các tiểu đảo tuỵ – là nơi sản xuất insulin trong tuyến tuỵ – phá huỷ các tế bào beta trong tiểu đảo tuỵ.

Những kháng thể gây ra bệnh tiểu đường type 1 thường là: ICA và Anti GAD

Khi cơ thể không còn sản xuất insulin, đường glucose sẽ tăng cao trong máu.

Từ cơ chế này mà việc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1 đòi hỏi phải bổ sung insulin mỗi ngày để kiểm soát đường huyết.

CHÚ Ý !

Bệnh tiểu đường type 1 chỉ có thể được điều trị với insulin.

Các loại thuốc uống không có tác dụng trong điều trị tiểu đường type 1.

Chỉ có một số ít thuốc uống có thể phối hợp với insulin để điều trị tiểu đường type 1 theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng trong điều trị tiểu đường type 1.

Nguyên nhân tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 2 là dạng thường gặp nhất.

Nguyên nhân gây tăng glucose trong máu không chỉ do một vài yếu tố mà là rất nhiều cơ chế đóng góp vào việc tăng đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường type 2.

Trước đây, nguyên nhân chủ yếu được cho là tăng đề kháng insulin của cơ thể.

Nguyên nhân tiểu đường : 8 cơ chế làm tăng đường huyết

Nguyên nhân tiểu đường: 8 cơ chế gây tăng đường huyết
8 cơ chấ gây tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Tế bào beta giảm tiết insulin:

Ngay khi chẩn đoán đái tháo đường, chức năng tế bào beta đã suy giảm 50%.

Vai trò tế bào alpha trong tế bào tuyến tuỵ

tăng sản xuất glucagon – một loại hormone là tăng đường trong máu, có tác dụng ngược lại với insulin.

Tăng sản xuất glucose ở gan:

Gan là nơi dự trữ đường Glucose dưới dạng glycogen. Việc gia tăng tạo đường từ gan do ly giải glycogen là nguyên nhân làm tăng đường glucose trong máu lúc đói.

Rối loạn dẫn truyền thần kinh

Đây là cơ chế mới, tác động lên rất nhiều hormone, nhân thần kinh, gây thèm ăn…

Giảm thu nhận glucose ở cơ:

Cơ là nơi tiêu thụ Glucose để tạo năng lượng chủ yếu của cơ thể.

Đề kháng insulin ở cơ làm Glucose không đi vào tế bào cơ để tạo năng lượng, là nguyên nhân tiểu đường type 2 chủ yếu.

Tăng tái hấp thu đường Glucose ở thận:

Bình thường, thận vẫn có cơ chế tái hấp thu đường glucose ở ống thận gần.

Tuy nhiên, ở người tiểu đường type 2, cơ chế tái hấp thu đường lại gia tăng, làm glucose trong máu càng tăng cao.

Mô mỡ ly giải

Tăng đề kháng insulin, sẽ làm cho tăng ly giải mô mỡ tạo ra glucose và các acid béo tự do.

Giảm hiệu ứng incretin:

Incretin là hormone được tạo ra từ niêm mạc đường tiêu hoá ngay sau khi chúng ta ăn.

Những hormone này giúp tăng sản xuất insulin, ức chế sản xuất Glucagon và các hormone đối kháng insulin khác.

Tác dụng và thời gian hiệu lực của hormone incretin suy giảm sẽ làm tăng đường huyết.

8 cơ chế gây tăng đường glucose trong máu không hoạt động riêng lẻ mà có thể xuất hiện cùng lúc trên người bệnh tiểu đường type 2, là nguyên nhân gây tăng đường huyết, gây bệnh tiểu đường type 2.

Từ 8 cơ chế trên, chúng ta cũng có các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác nhau tác động vào các vị trí này để ngăn chặn việc tăng glucose trong máu.

LƯU Ý !

Bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể được điều trị bằng insulin hay thuốc uống và GLP-1.

Các nhóm thuốc có thể phối hợp với nhau để tác động trên các cơ chế khác nhau, giúp kiểm soát đường Glucose.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết khi mang thai. Sau khi sanh, đường trong máu sẽ trở về bình thường.

Tại sao đái tháo đường thai kỳ lại xảy ra?

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ được cho là do tăng đề kháng insulin trong thời gian mang thai, đồng thời chính những hormone được sản xuất ra từ nhau thai góp phần làm gia tăng đường huyết.

Nhiều sản phụ đã có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 thực sự trước khi mang thai như: thừa cân, béo phì, ít vận động, có tiền căn gia đình… Và dễ trở thành tiểu đường thai kỳ khi mang thai.

THẬN TRỌNG !

Điều trị tiểu đường thai kỳ chủ yếu là thay đổi chế độ ăn, cân nặng, vận động.

Vì an toàn cho thai nhi, chỉ insulin được chỉ định trong điều trị tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo: Symptoms & Causes of Diabetes

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
21/03/2023

Categories: Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường, Đái tháo đường thai kỳ, Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com