• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường/PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification
Phân loại đái tháo đường

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification

Phân loại đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường dựa theo khuyến cáo của ADA – Hoa Kỳ năm 2023:

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – theo ADA 2023

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường có thể được phân chia thành các nhóm chung sau:

1 – Đái tháo đường hay tiểu đường type 1:

Do bệnh lý tự miễn phá hủy tế bào beta tụy, thường dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối, bao gồm bênh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành.

2 – Đái tháo đường hay tiểu đường type 2:

Do tiết insulin suy giảm dần trên nền đề kháng insulin

3- Những thể đái tháo đường đặc hiệu do những nguyên nhân khác, như hội chứng đái tháo đường đơn gien (đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi), những bệnh lý tụy ngoại tiết (xơ hóa nang tụy, viêm tụy) và đái tháo đường do thuốc hay hóa chất (dùng glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS, sau khi ghép tạng)

4- Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ:

Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán trong ba tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ khi chưa được chẩn đoán rõ ràng bị đái tháo đường trước khi mang thai.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email
Nội dung Ẩn
1 Phân loại đái tháo đường
1.1 Đái tháo đường type 1:
1.2 Phân loại đái tháo đường type 1 hay type 2 ở trẻ em, thanh niên:
1.3 Đái tháo đường type 2
1.4 Đái tháo đường thai kỳ
1.5 Đái tháo đường đơn gen
1.6 Các nguyên nhân khác của đái tháo đường

Phân loại đái tháo đường

Đái tháo đường được phân loại thành: đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường đơn gen và các dạng ít gặp khác, như do bệnh tụy ngoại tiết, do thuốc …

Phân loại tiểu đường, đái tháo đường

Đái tháo đường type 1:

Đái tháo đường type 1 chiếm 5-10% các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường.

Thường xảy ra ở trẻ em hay thanh niên. Tuy nhiên có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi.

Cơ chế: Thiếu hụt insulin tuyệt đối do phá hủy tế bào beta tuyến tụy qua cơ chế tự miễn.

Phân loại đái tháo đường type 1 hay type 2 ở trẻ em, thanh niên:

Trên bệnh cảnh tăng đường huyết, sự hiện diện hay vắng mặt các dấu ấn miễn dịch như: Anti- GAD (Autoantibodies to Glutamic acid decarboxylase [GAD65]) , kháng thể kháng tế bào β tuyến tụy [tyrosine phosphatase IA-2], and IA-2b zinc transporter [ZnT8], và / hay kháng thể kháng insulin giúp phân biệt giữa type 1 và type 2 ở trẻ em hay thanh niên.

Hơn 90% đái tháo đường type 1 có ít nhất 1 xét nghiệm tự miễn dương tính. Tuy nhiên cũng có trường hợp không phát hiện bất cứ dấu ấn miễn dịch nào, gọi là vô căn.

Diễn tiến lâm sàng và tiến trình phá hủy tế bào beta tuyến tụy rất thay đổi. Phá hủy tế bào beta tuyến tụy nhanh gây ra tình cảnh lâm sàng rầm rộ, diễn tiến tới nhiễm keton.

Tiến trình phá hủy tế bào beta diễn ra chậm, thường xảy ra ở người lớn tuổi, dẫn tới dạng đái tháo đường LADA – latent autoimmune diabetes in adults.

Nhiễm toan chuyển hóa (DKA) thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường type 2

American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice
Guidelines:

Đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi quá trình bài tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy bị suy giảm và giảm nhạy cảm với insulin ( gọi là đề kháng insulin).

Đái tháo đường type 2 thường không có triệu chứng và có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm, do đó tất cả người ≥ 35 tuổi có yếu tố nguy cơ đái tháo đường phải được xét nghiệm tầm soát bệnh.

Đái tháo đường type 2 là bệnh do nhiều gen tác động, gây ra tình trạng thiếu hụt insulin và đề kháng insulin ở nhiều mức độ khác nhau., chiếm 90% các trường hợp mác bệnh đái tháo đường.

Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân, béo phì hay có nhiều yếu tố nguy cơ đái tháo đường.

Cơ chế gây bệnh đái tháo đường type 2 chủ yếu là do đề kháng insulin đồng thời thiếu hụt insulin tương đối và rối loạn cơ chế điều hòa của glucagon.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrate mới bắt đầu xảy ra hay được phát hiện lần đầu trong thời gian mang thai và sẽ hết sau khi sanh xong.

Phụ nữ có yếu tố nguy cơ đái tháo đường nên được tầm soát đái tháo đường vào thời điểm lần đầu khám tiền sản, bằng cách sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường.

Tất cả phụ nữ mang thai nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở thời điểm tuần 24- 28 thai kỳ.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có thể sử dụng phương pháp 1 bước hay 2 bước.

Đái tháo đường đơn gen

Đái tháo đường đơn gen – Monogenic diabetes gặp trong khoảng 1% tới 3% bệnh đái tháo đường dười 30 tuổi. (∼0.4% bệnh nhân đái tháo đường) và thường xảy ra ở bệnh nhân ở trẻ dậy thì hay thanh niên < 35 tuổi.

Nhiều trường hợp có tiền căn gia đình hơn 3 thế hệ mắc bệnh.

Đái tháo đường đơn gen bao gồm: đái tháo đường sơ sinh (neonatal diabetes), MODY và đái tháo đường kết hợp với một số hội chứng khác, như hội chứng rối loạn ty lạp thể (mitochondrial disorders), hội chứng loạn dưỡng mỡ (lipodystrophy syndromes), hội chứng Wolfram …

Các nguyên nhân khác của đái tháo đường

Những nguyên nhân khác gây bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Bệnh lý tụy ngoại tiết: viêm tụy, chấn thương, bệnh xơ nang, bệnh tân sinh, bệnh đái tháo đường sau cấy ghép tụy và lắng đọng sắt trong bệnh emochromatosis.
  • Bệnh lý do rối loạn nội tiết: Hội chứng Cushing, to đầu chi – acromegaly, u tiết glucagon – glucagonoma, và u tủy thượng thận tiết cathecholamin – pheochromocytoma.
  • Tăng đường huyết do thuốc: glucocorticoids, nicotinic acid, thiazides, interferon gamma, statins liều cao. Một số thuốc chống loạn thần không điển hình, ức chế miễn dịch, PI3 kinase inhibitors, tacrolimus, và octreotide được cho là liên quan đến đái tháo đường.

Tài liệu tham khảo:

American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline: Developing a Diabetes Mellitus Comprehensive Care Plan—2022 Update

Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2023

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
29/01/2023

Categories: Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường, Guideline ADA, Guidelines điều trị tiểu đườngTags: American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline 2022, Guidelines ADA 2023

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Guidelines điều trị tiểu đường ADA, I step D

Các bài trong chương trình ISTEP-D năm 2016

ISTEP-D là chương trình đào tạo tiểu đường dành cho nhân viên y tế , năm 2016.Dưới đây là các tài …

Nội dung bài viết vềCác bài trong chương trình ISTEP-D năm 2016

Hướng dẫn chăm sóc mắt cho bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường

Hướng dẫn chăm sóc mắt bệnh nhân tiểu đường

Chăm sóc mắt bệnh nhân tiểu đường giúp ngăn ngừa các biến chứng ở võng mạc Bệnh lý võng mạc tiểu …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn chăm sóc mắt bệnh nhân tiểu đường

Khác nhau giữa đái tháo đường type 1 với type 2

Khác nhau giữa đái tháo đường type 1 và type 2

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường có type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ và nhóm có các nguyên nhân …

Nội dung bài viết vềKhác nhau giữa đái tháo đường type 1 và type 2

Đánh giá nguy cơ tiểu đường bằng Finnish Diabetes Risk Score

Đánh giá nguy cơ tiểu đường bằng Finnish Diabetes Risk Score

The Finnish Diabetes Risk Score là công cụ nhằm dự đoán khả năng mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường …

Nội dung bài viết vềĐánh giá nguy cơ tiểu đường bằng Finnish Diabetes Risk Score

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com