Thuốc tiểu đường gây suy thận hay không? Đó là câu hỏi mà bệnh nhân thường thắc mắc.
Câu trả lời sẽ có sau khi bạn đọc xong bài này.
Thuốc điều trị tiểu đường bao gồm: các nhóm thuốc trị tiểu đường dạng uống và nhóm insulin, GLP-1
Nên nhớ:
Trong tất cả các nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường không có bất cứ nhóm nào gây độc cho thận cả.
Tất cả các thuốc điều được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng lâu dài cho bệnh nhân.
Hàng ngày bạn có thể bắt gặp rất nhiều thuốc gây độc thận được bán thoải mái ở các tiệm thuốc tây.
Ví dụ: nhóm kháng viêm non-steroides như: Alaxan ( Paracetamol + ibuprofen), ketoprofen…
Các thuốc kháng sinh: aminoglycosides, cephalosporins, vancomycin, amphotericin B…
Thậm chí một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp ( ức chế men chuyển…) cũng cần theo dõi chức năng thận khi điều trị.
Do vậy, khi sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt đối với bệnh nhân lớn tuổi, trẻ em, phụ nữa mang thai….
Các nhóm thuốc tiểu đường gây suy thận hay không?
Chúng ta nên hiểu rằng suy thận là một trong biến chứng của bệnh tiểu đường, do đường huyết tăng cao mà không được kiểm soát tốt. Chứ không phải thuốc tiểu đường gây suy thận như nhiều người lầm tưởng.
Sau thời gian uống thuốc điều trị tiểu đường bệnh nhân có thể bị suy thận, tuy nhiên nguyên nhân không phải do thuốc mà là do chúng ta không kiểm soát đường huyết tốt.
Khi bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn 3 trở đi, MỘT SỐ NHÓM thuốc uống điều trị tiểu đường sẽ bị chống chỉ định.
Lý do cũng không phải những nhóm thuốc này làm suy thận nặng thêm mà vì thuốc được đào thải qua thận, nếu chức năng thận đã suy, việc đào thải thuốc sẽ giảm và thuốc sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây ra những tác dụng phụ như: hạ đường huyết quá mức, nhiễm acid lactic….
Dưới đây là bảng tóm tắt các nhóm thuốc điều trị tiểu đường (ngoại trừ insulin) trong khuyến cáo điều trị đái tháo đường của AACE – Hội các nhà lâm sàng Nội Tiết Hoa kỳ 2020:
Dựa vào bảng trên ta xem xét lại tất cả các nhóm thuốc điều trị tiểu đường
Những từ viết tắt trong bảng: CKD: Bệnh thận mạn ( thường gọi là suy thận mạn), stage 3,4,5: giai đoạn 3,4,5. Contraindicated: chống chỉ định.
Ghi nhớ!
Tất cả các nhóm thuốc điều trị tiểu đường đều an toàn ngay cả khi bệnh nhân suy thận giai đoạn 1, 2.
Thuốc uống trị tiểu đường: Nhóm Metformin
Nhiều Bác sĩ và cả bệnh nhân đều lầm tưởng rằng đây là thuốc tiểu đường gây suy thận cho bệnh nhân. Từ năm 2016, FDA đã khuyến cáo về tính an toàn của metformin trên bệnh nhân suy thận.
Metformin là nhóm thuốc có tuổi đời rất lâu, sử dụng an toàn ngay cả khi suy thận giai đoạn 1,2,3
Từ giai đoạn 4 và giai đoạn 5 ( suy thận giai đoạn cuối ): Metformin là chống chỉ định.
Trong những giai đoạn này, người ta e ngại tác dụng gây nhiễm acid lactic của thuốc metformin.
Nhóm thuốc uống trị tiểu đường: sulfonylureas
Suy thận giai đoạn 3: thuốc có nguy cơ cao gây hạ đường huyết quá mức, do đó cần giảm liều.
Từ suy thận giai đoạn 4, 5: nhóm thuốc này bị chống chỉ định sử dụng, ngoại trừ Gliclazid ( Diamicron ) và Glipiride.
Những nhóm thuốc khác có nguy cơ gây hạ đường huyết qúa mức nên chống chỉ định.
Nhóm thuốc Glinide
Có 2 nhóm: Repaglinide và Nateglinide
Nhóm glinide có cơ chế hạ đường huyết gần giống như nhóm sulfonyureas nhưng tác dụng ngắn hơn
Suy thận giai đoạn 3: thận trọng vì nguy cơ hạ đường huyết
Suy thận giai đoạn: 4,5:
Nhóm repaglinide có thể được sử dụng, thậm chí không cần giảm liều.
Nhóm nateglinide mới chống chỉ định
Nhóm Pioglitazone
Nhóm này hiện nay ít được sử dụng vì tác dụng bất lợi trên những bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, giữ nước, tăng nguy cơ gãy xương…
Thuốc an toàn trên bệnh nhân suy thận, dù giai đoạn 4,5
Nhóm thuốc Acarbose
Nhóm thuốc acarbose có tác dụng làm chậm hấp thu carbohydrate từ đường tiêu hóa, giúp giảm đường huyết sau ăn.
Thuốc an toàn cho bệnh nhân suy thận tới giai đoạn 3, chống chỉ định đối với suy thận giai đoạn 4,5.
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Thuốc ức chế DPP-4 là nhóm thuốc khá an toàn, ít tác dụng phụ. Không chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận.
Đây là nhóm thuốc rất an toàn cho người suy thận.
Các thuốc: Vildagliptin ( Galvus ), Sitagliptin ( Januvia ), Saxagliptin ( Onglyza ) cần giảm liều ở suy thận giai đoạn 3,4,5.
Lưu ý!
Đối với nhóm thuốc Linagliptin ( Trajenta) không cần chỉnh liều. Có thể sử dụng cho cả bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: có vai trò quan trọng trong phòng ngừa suy thận
Đây không phải là thuốc uống mà là thuốc tiêm, có tác dụng hạ đường huyết và giảm cân.
Có 2 nhóm: Exenatide và Liraglutide ( Victoza)
Nhóm Exenatide thải qua thận do đó cần giảm liều khi suy thận giai đoạn 3.
Riêng nhóm Liraglutide ( Victoza) không cần giảm liều ngay cả khi suy thận giai đoạn 4,5.
Nhóm ức chế thụ thể SGLT-2: có thể giúp phòng ngừa suy thận giai đoạn sớm
Ở thị trường Việt Nam chúng ta hiện đang sử dụng Empaglifozin (Jardiance) hay Dapaglifozine ( Forxiga ):
Thuốc có tác dụng ức chế men đồng vận chuyển Glucose và Natri ở ống thận gần, làm tăng thải glucose qua nước tiểu, giúp hạ đường trong máu.
Tóm tắt:
Các nhóm thuốc uống trị tiểu đường, không hề gây suy thận mà thậm chí còn được chỉ định ngay cả khi suy thận ở giai đoạn 1,2 thậm chí suy thận giai đoạn 3A.
Để phòng ngừa suy thận do tiểu đường, quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết tốt (đánh giá qua HbA1c).
Dù điều trị insulin sớm mà không kiểm soát đường huyết tốt bạn vẫn có thể bị biến chứng suy thận sau này.
Mặt khác, thuốc uống tiểu đường nếu kiểm soát đường huyết hiệu quả vẫn giúp bệnh nhân sống khỏe mà không bị các biến chứng mạn tính do tiểu đường gây ra.
Tới đây chắc bạn cũng đã biết câu trả lời cho các câu hỏi phía trên.
Như vậy, không có nhóm thuốc nào điều trị tiểu đường gây suy thận cả.
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.