Bệnh tiểu đường type 2 hay còn gọi là đái tháo đường type 2, đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Là dạng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường, chiếm 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường gặp trên người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, ít vận động, có yếu tố di truyền…
Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng đường Glucose tăng cao trong máu.
Nguyên nhân là do suy giảm về số lượng và chức năng hormone insulin, làm cho đường Glucose không vào trong tế bào được, nằm lại trong máu.
Cơ chế gây tăng đường glucose máu gây bệnh tiểu đường type 2
Glucose tăng trong máu là do tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, có nghĩa là cơ thể không đáp ứng đầy đủ với tác động của insulin. Do vậy, insulin hoạt động không hiệu quả, dẫn đến hậu quả là đường glucose trong máu tăng lên.
Đề kháng insulin là cơ chế chính, tuy nhiên còn có rất nhiều cơ chế khác làm gia tăng đường trong máu. Có 8 cơ chế được đề cập đến:
Khi đường glucose máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy tăng tiết thêm insulin để kiểm soát lượng glucose trong máu, lâu ngày sẽ làm cho tuyến tụy kiệt quệ, việc sản xuất ra insulin sẽ giảm và glucose trong máu tăng cao.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 không phải do một nguyên cụ thể gây ra. Là kết quả của tổ hợp nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Tiền căn gia đình: bố mẹ anh chị em ruột bị tiểu đường
- Thừa cân hay béo phì là nguy cơ rất lớn bị tiểu đường type 2
- Chế độ ăn không lành mạnh
- Ít hoạt động thể lực
- Lớn tuổi: người càng lớn tuổi càng gia tăng nguy cơ bị tiểu đường
- Huyết áp cao
- Rối loạn mỡ máu
- Sắc tộc: một số sắc dân có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn dân tộc khác.
- Rối loạn dung nạp glucose hay Rối loạn đường huyết đói
- Tiền căn từng bị đái tháo đường thai kỳ
- Dinh dưỡng kém trong thời gian mang thai
Nếu bạn đang lo lắng không biết mình thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường hay không? Hãy tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Bằng cách tự đánh giá bạn sẽ biết mình có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường type 2 như thế nào. Qua đó giúp chúng ta tích cực thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh tiểu đường.
Làm sao để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 ?
Bệnh tiểu đường type 2 thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng trong thời gian dài cho tới khi được phát hiện ra khi các triệu chứng nổi bật hay nhân dịp xét nghiệm máu tình cờ
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 2 ít có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi đường huyết của bệnh nhân tăng cao, thường > 200 mg/dl.
Các triệu chứng bao gồm:
Trên bệnh nhân tiểu đường type 2, các triệu chứng có thể rất ít, bệnh âm thầm trong nhiều năm mà không được phát hiện.
Khi có một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán tiểu đường type 2:
- Đường glucose huyết thanh đo lúc đói
- HbA1c
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 75 gr
- Đường glucose ngẫu nhiên
Điều trị tiểu đường type 2
Để điều trị bệnh tiểu đường, cần phải có chiến lược điều trị, gần như là suốt đời, bao gồm phối hợp bộ 3:
Chế độ ăn khỏe mạnh,
Tăng cường tập luyện thể lực
Tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ
Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng cấp tính:
Hôn mê tăng đường huyết
Đường huyết tăng rất cao nếu không được điều trị kịp thời có thể làm bệnh nhân rơi vào hôn mê do tăng đường huyết và tử vong.
Hạ đường huyết
Khi điều trị bệnh tiểu đường, nếu để đường huyết hạ quá thấp cũng có thể làm bệnh nhân hôn mê do đường huyết thấp.
Đây là biến chứng rất thường gặp trong điều trị tiểu đường, bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thích hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng mạn tính:
Biến chứng mắt: biến chứng võng mạc do tiểu đường
Tai biến mạch máu não
Nhồi máu cơ tim, suy tim
Lao phổi
Suy thận
Rối loạn cương dương ở nam giới
Bệnh động mạch ngoại biên
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường
Loét chân, dễ dẫn đến cắt cụt chân
Bệnh lý răng miệng: viêm nha chu, viêm nướu
Làm sao sống khoẻ với bệnh tiểu đường ?
Dĩ nhiên rồi, khi mắc bệnh tiểu đường ai mà không lo lắng chứ!
Tuy nhiên, bạn có thể sống vui vẻ, khoẻ mạnh cùng với bệnh tiểu đường suốt đời.
Để sống khoẻ, bạn cần chế độ điều trị hợp lý, biết cách theo dõi đường huyết và cần đến sự hỗ trợ của Bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc sức khoẻ.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là thói quen sinh hoạt kết hợp với quá trình đô thị hóa.
Đa số các nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Bí quyết sống khỏe với bệnh tiểu đường, một cẩm nang của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã được dịch sang tiếng Việt : SỐNG KHỎE VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.