Bệnh tiểu đường – đái tháo đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi lượng đường Glucose trong máu tăng cao.
Cơ chế chủ yếu gây bệnh tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hay tế bào trong cơ thể không đáp ứng với hoạt động của insulin.
Cập nhật các kiến thức mới về bệnh tiểu đường- đái tháo đường
Thuật toán trong chẩn đoán, điều trị tiểu đường
Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.
Đánh giá sớm để có kế hoạch phòng bệnh sớm.
Chẩn đoán tiểu đường
Thuật toán sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh tiểu đường dễ dàng.
Nhập kết quả xét nghiệm để chẩn đoán
Tính độ lọc cầu thận eGFR -2021
Công thức tính độ lọc cầu thận dựa vào tuổi, creatinine – eGFR CKD-EPI Creatinine – 2021.
Giúp xác định mức độ suy thận.
Tính HbA1c mục tiêu
Thuật toán giúp xác định HbA1c mục tiêu cho từng bệnh nhân tiểu đường.
Xác định mục tiêu để chọn lựa phác đồ điều trị phù hợp.
CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐƯỜNG HUYẾT
Tại sao đường Glucose tăng cao trong máu?
Carbohydrate trong thức ăn được chuyển thành Glucose, đưa vào trong máu.
Glucose muốn vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể cần có sự giúp đỡ của insulin.
Nếu không có insulin ( đái tháo đường type 1) thì glucose không vào tế bào được và đường sẽ tăng cao trong máu.
Nếu insulin hoạt động không hiệu quả ( đề kháng insulin), glucose cũng không vào tế bào và sẽ tăng lên trong máu, đây là cơ chế gây đái tháo đường type 2…
Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – Đái tháo đường?
Dù chưa bị tiểu đường, cúng ta cũng nên đánh giá xem nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai. Qua đó sẽ chủ động thay đổi lối sống nhằm phòng tránh bệnh đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 1 không có nguy cơ rỏ ràng như type 2.
- Có ba mẹ, anh chị bị đái tháo đường type 1
- Tuổi: tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Có nhiểu yếu tố nguy cơ góp phần đưa bạn đến với bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2:
- Lớn tuổi
- Ít vận động, thừa cân, béo phì
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
- Tiền tiểu đường hay đái tháo đường thai kỳ
- Hội chứng đề kháng insulin: gai đen, béo phì vùng bụng, hội chứng buồng trứng đa nang…
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Bạn có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, nếu
- Lần có thai trước đó đã bị đái tháo đường thai kỳ
- Đã từng sanh con > 4kg
- Tuổi > 25, thừa cân hay béo phì
- Có hội chứng buồng trứng đa nang
- Gia đình có bố mẹ, anh chị em bị tiểu đường type 2.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường – Đái tháo đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Triệu chứng tiểu đường type 2
Thường không có triệu chứng trong thời gian dài, cho đến khi đường glucose trong máu rất cao.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, nên xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường:
- Tiểu nhiều, đặc biệt tiểu đêm
- Khát và uống nhiều
- Ăn nhiều, mau đói nhưng vẫn sụt cân
- Vết thương lâu lành …
Triệu chứng tiểu đường type 1
Các triệu chứng xuất hiện nhanh, rầm rộ, diễn tiến hôn mê nhiễm ketone.
Chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của ADA:
- Đường huyết đói
- Đường huyết ngẫu nhiên
- HbA1c
- Đường huyết sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 75gr bằng đường uống.
Chẩn đoán phân biệt các type
- Dựa vào lâm sàng
- Xét nghiệm marker miễn dịch: ICA, Anti-GAD và C-peptid máu…
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phân làm 4 nhóm: tiểu đường type 1, type 2, thai kỳ và nhóm các bệnh tiểu đường đặc biệt do nhiều nguyên nhân khác.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
Còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, tiểu đường ở người trẻ…
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
Còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin, là thể tiểu đường thường gặp nhất.
TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Là tình trạng tăng đường huyết trong thời gian mang thai, thường đường Glucose sẽ trở về bình thường sau khi sanh.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUYÊN NHÂN ĐẶC BIỆT
Là nhóm các bệnh đái tháo đường không xếp vào 3 nhóm trên, có các nguyên nhân do thuốc, hay do bệnh lý khác gây ra
Điều trị
Vận động tích cực
- Vận động giúp người bệnh tiểu đường tăng cường sức để kháng, ổn định đường huyết
- Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường
- Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết, HbA1c
Các biến chứng bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường – đái tháo đường đặc trưng bởi sự gia tăng các biến chứng do đường glucose trong máu tăng cao:
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA – ONLINE
- Điều trị bệnh tiểu đường từ xa là hình thức điều trị bệnh từ xa, tại nhà với sự hỗ trợ từ Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI qua website daithaoduong.com
- Tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Điều trị với Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết ngay tại nhà.
PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
- Phòng khám chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường
- Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết Ngô Thế Phi phụ trách
- Chẩn đoán, điều trị, kiểm soát đường huyết và các biến chứng bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm tổng quát, tầm soát ung thư, tiểu đường …