• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Gửi yêu cầu hỗ trợ
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
Trang chủ/Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị/Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2
Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Tầm soát nhằm phát hiện sớm tiểu đường ở người có yếu tố nguy cơ cao.

Nội dung bài viết Ẩn
1 Tại sao phải tầm soát để phát hiện sớm tiểu đường – đái tháo đường?
2 Khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ về tầm soát tiểu đường – đái tháo đường type 2
3 Công cụ giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: The Finnish Diabetes Risk Score (FINDRISC)
4 Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2?

Tại sao phải tầm soát để phát hiện sớm tiểu đường – đái tháo đường?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường type 2 có thể diễn tiến âm thầm, không có bất cứ triệu chứng nào. Do vậy, người bệnh có thể không phát hiện được bệnh.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, số lượng bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường chưa được chẩn đoán như tảng băng chìm, chiếm tỉ lệ rất cao.

Tảng băng mô tả đái tháo đường

Khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ về tầm soát tiểu đường – đái tháo đường type 2

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo:

  1. Tầm soát nên được thực hiện trên tất cả người lớn thừa cân (BMI ≥ 25 kg/m2, đối với người Châu Á: BMI ≥ 23 kg/m2) và có thêm yếu tố nguy cơ sau:
    • Thói quen ít vận động
    • Liên hệ trực hệ với bệnh nhân đái tháo đường
    • Cư dân của nhóm sắc tộc nguy cơ cao(e.g., African American, Latino, Native American, Asian American, and Pacific Islander)
    • Phụ nữ sanh con > 4kg hay đái tháo đường thai kỳ (GDM)
    • Tăng huyết áp ( ≥ 140/90 mmHg) hay đang điều trị Tăng huyết áp .
    • HDL cholesterol <35 mg/dl và/ hay TG >250 mg/dl
    • Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
    • Xét nghiệm trước : HbA1c ≥ 5.7%, tiền Đái tháo đường (IGT or IFG )
    • Những dấu hiệu lâm sàng khác kết hợp với đề kháng Insulin (e.g., béo bụng nặng, acanthosis nigricans: gai đen)
    • Tiền sử bệnh mạch vành
  2. Khi không có những tiêu chuẩn trên, xét nghiệm nên được thực hiện lúc 45 tuổi
  3. Nếu kết quả bình thường , lập lại xét nghiệm mỗi 3 năm.
    Xét nghiệm nên được thực hiện sớm hơn tùy thuộc kết quả ban đầu và tình trạng nguy cơ

Công cụ giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: The Finnish Diabetes Risk Score (FINDRISC)

The Finnish Diabetes Risk Score là công cụ nhằm dự đoán khả năng mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2 khá chính xác và đang được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia.

Bộ công cụ là bảng các câu hỏi, bao gồm:

  • Tuổi
  • Chỉ số khối cơ thể BMI
  • Giới tính
  • Vòng eo
  • Hoạt động thể lực mỗi ngày
  • Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau, trái cây..,
  • Đang điều trị tăng huyết áp
  • Tiền căn tiền đái tháo đường hay đái tháo đường thai kỳ
  • Tiền căn gia đình có người mắc bệnh tiểu đường

Đánh giá nào!

Việc tầm soát để phát hiện sớm tiểu đường, đái tháo đường có thể giúp bệnh nhân kịp thời điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa diễn tiến thành bệnh tiểu đường. 

Các biến chứng tiểu đường cũng có thể xuất hiện âm thầm ngay từ khi bệnh ở giai đoạn tiền đái tháo đường. 

Do vậy tầm soát bệnh tiểu đường sớm rất có ý nghĩa đối với người bệnh. 

Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2?

Nếu điểm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn CAO, bạn cần khám bệnh và xét nghiệm máu ngay.

Chỉ có xét nghiệm máu mới chẩn đoán được bạn bị bệnh tiểu đường hay không?

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường – Tiểu đường

Tác giả:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng bài:
30/05/2021

Chuyên đề: Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị, Tiền đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  • Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

    Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

  • Tiền đái tháo đường: Làm thế nào để không trở thành đái tháo đường?

    Tiền đái tháo đường: Làm thế nào để không trở thành đái tháo đường?

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660